Một người nông dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc quyết định đào giếng ở sân sau nhà vào những năm 1970 nhằm có nước sinh hoạt. Người này không thể ngờ sự việc này mở đầu cho việc tìm thấy 9 ngôi mộ cổ của con cháu Tư Mã Ý.Cụ thể, khi đào sâu xuống lòng đất được khoảng 2 - 3m, người nông dân bất ngờ thấy nước đen tràn lên. Người này cho rằng đó là nước ngầm rỉ ra từ lòng đất và sẽ sớm hết. Do vậy, người này tiếp tục đào giếng.Thế nhưng, đào sâu thêm 1 - 2m thì nước đen vẫn tràn lên. Thậm chí, đất phía dưới rất rắn nên ông không thể đào tiếp.Cuối cùng, ông bỏ dở việc đào giếng vì cho rằng vị trí đó khó có thể làm giếng. Thậm chí, ngay cả khi đào giếng thành công thì nước đen tiếp tục trào ra thì cũng không thể dùng trong sinh ho20 năm sau, giới chức địa phương tiến hành quy hoạch lại ngôi làng của người nông dân trên.Các cán bộ địa chất tới từng nhà khảo sát. Khi đến nhà của nông dân trên và phát hiện hố sâu do đào giếng với nước đen sì, nhóm chuyên gia cảm thấy lạ nên kiểm tra kỹ.Theo đó, họ phát hiện bên dưới có những phiến đá xanh lờ mờ và suy đoán có thể bên dưới có mộ cổ. Để xác thực thông tin, các chuyên gia khảo cổ tới hiện trường rút cạn nước và thực hiện cuộc khai quật.Nhờ vậy, nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy 9 ngôi mộ của con cháu Tư Mã Ý nằm sâu trong lòng đất.Kiểm tra các ngôi mộ, họ phát hiện tất cả bị trộm mộ đào xới đánh cắp nhiều cổ vật và di hài. Trong mộ chỉ còn sót lại vài hiện vật.Nhờ những di vật này, các chuyên gia giải mã cuộc sống của người dân dưới thời Tam quốc, bao gồm các tập tục mai táng.
Một người nông dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc quyết định đào giếng ở sân sau nhà vào những năm 1970 nhằm có nước sinh hoạt. Người này không thể ngờ sự việc này mở đầu cho việc tìm thấy 9 ngôi mộ cổ của con cháu Tư Mã Ý.
Cụ thể, khi đào sâu xuống lòng đất được khoảng 2 - 3m, người nông dân bất ngờ thấy nước đen tràn lên. Người này cho rằng đó là nước ngầm rỉ ra từ lòng đất và sẽ sớm hết. Do vậy, người này tiếp tục đào giếng.
Thế nhưng, đào sâu thêm 1 - 2m thì nước đen vẫn tràn lên. Thậm chí, đất phía dưới rất rắn nên ông không thể đào tiếp.
Cuối cùng, ông bỏ dở việc đào giếng vì cho rằng vị trí đó khó có thể làm giếng. Thậm chí, ngay cả khi đào giếng thành công thì nước đen tiếp tục trào ra thì cũng không thể dùng trong sinh ho
20 năm sau, giới chức địa phương tiến hành quy hoạch lại ngôi làng của người nông dân trên.
Các cán bộ địa chất tới từng nhà khảo sát. Khi đến nhà của nông dân trên và phát hiện hố sâu do đào giếng với nước đen sì, nhóm chuyên gia cảm thấy lạ nên kiểm tra kỹ.
Theo đó, họ phát hiện bên dưới có những phiến đá xanh lờ mờ và suy đoán có thể bên dưới có mộ cổ. Để xác thực thông tin, các chuyên gia khảo cổ tới hiện trường rút cạn nước và thực hiện cuộc khai quật.
Nhờ vậy, nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy 9 ngôi mộ của con cháu Tư Mã Ý nằm sâu trong lòng đất.
Kiểm tra các ngôi mộ, họ phát hiện tất cả bị trộm mộ đào xới đánh cắp nhiều cổ vật và di hài. Trong mộ chỉ còn sót lại vài hiện vật.
Nhờ những di vật này, các chuyên gia giải mã cuộc sống của người dân dưới thời Tam quốc, bao gồm các tập tục mai táng.