Trong lịch sử Trung Quốc, xảy ra không ít “cuộc chiến” gay gắt trong chốn hậu cung. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các phi tần ít có khả năng mang thai. Bởi vậy, khi có bất cứ phi thần nào có tin vui đều khiến cho nhiều người khác cảm thấy khó chịu và tìm ra đủ cách để hãm hại.
Vào thời nhà Thanh, khi Đức phi Ô Nhã thị (1660 – 1723) cũng là đối tượng bị nhiều phi tần trong hậu cung ganh ghét. Bởi lẽ, bà có xuất thân không danh giá, chỉ là một cung nữ bưng trà rót nước. Nhưng bằng vẻ ngoài xinh đẹp và tài năng của mình, bà đã bước lên vị trí chủ tử của Vĩnh Hòa cung.
Ảnh minh họa Đức phi Ô Nhã thị.
Tại thời điểm trở thành phi tần, Đức phi Ô Nhã thị mới 14 tuổi, kém Hoàng đế Khang Hi 6 tuổi. Sau đó không lâu, bà đã hạ sinh hoàng tử Dận Chân. Khi con trai đầu lòng mới được vài tuổi, bà lại sinh thêm một hoàng tử nữa cho hoàng đế. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1678 - 1688), bà đã sinh được 3 con trai và 3 con gái. Nhờ vậy, bà rất được Khang Khi sủng ai, thậm chí còn đặt phong bà là Đức Tần.
Vua Khang Hi.
Theo thông lệ trong chốn hậu cung, các phi tần ngoài 30 sẽ không còn được nhà vua thị tẩm. Tuy nhiên, Đức phi Ô Nhã thị vẫn được Khang Hi lật thẻ bài dù đã bước sang tuổi 50. Điều này cho thấy, bà rất được nhà vua yêu thương và trân trọng.
Mãi đến khi Khang Hi qua đời, cuộc đời bà mới rơi vào những ngày tháng đen tối nhất. Theo đó, Đức phi Ô Nhã thị vô cùng phiền lòng khi biết tin Dận Chân (Hoàng đế Ung Chính) được lên ngôi vua. Bởi từ lâu, bà chỉ muốn hoàng tử thứ 14 trở thành người nối ngôi Khang Hi.
Chính vì không ưng ý việc Ung Chính lên ngôi nên trước mặt các quan, Đức phi đã tỏ ý không bằng lòng. Theo thông lệ, sau khi hoàng tử Dận Chân đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Thái hậu nên chuyển tới Ninh Thọ cung ở. Tuy nhiên, Ô Nhã thị kiên quyết không chịu chuyển vào Ninh Thọ cung. Bà ở lại Vĩnh Hòa cung và từ chối nhận tước vị Thái hậu.
Không chỉ thế, bà còn bỏ ăn uống suốt nhiều ngày khiến Ung Chính vất vả cầu xin, thuyết phục mẹ từ bỏ ý định đó. Nhưng chưa lâu sau, Ô Nhã thị qua đời ở tuổi 64.