Nằm trong khu Thành Nội, phía Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Khải Định, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Việt Nam.Tòa nhà chính của Bảo tàng chính là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Ban đầu công trình nằm trong cung Bảo Định, là một biệt cung để vua Thiệu Trị thỉnh thoảng đến tiêu khiển và làm chỗ nghỉ chân hàng năm khi ra cày ruộng Tịch điền ở gần đó.Vào năm 1909, thời vua Duy Tân, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện của trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1923, theo đề nghị của hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieus Hue), tòa điện Long An cũ thì được dùng làm Bảo tàng Khải Định.Sau đó, Bảo tàng đã nhiều lần đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (1947), Viện bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày cổ vật (1979), Bảo tàng cổ vật Huế (1992), Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế (1995) và cuối cùng là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.Giai đoạn trước 1945, đây được coi là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến.Phần lớn các hiện vật trong Bảo tàng đã được sưu tập và tàng trữ từ năm 1913, khi hội Đô Thành Hiếu Cổ bắt đầu thành lập và hoạt động. Vào thời điểm tháng 3/1945, khi học hội này bị tan rã sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, số hiện vật đã lên đến gần 10.000 đơn vị.Trải qua sự hủy hoại của thời gian và sự thất thoát do các biến cố lịch sử, số cổ vật ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế không còn nguyên vẹn như xưa. Theo thống kê, hiện tại Bảo tàng có khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên, hàng nghìn hiện vật khác được lưu trữ.Các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phản ánh đời sống vật chất, lễ nghi chính trị và tư tưởng của tầng lớp quý tộc, vua quan nhà Nguyễn, thể hiện qua các trang phục cung đình, đồ sứ ngự dụng, đồ tự khí, đồ gỗ trang trí nội thất, các vật dụng dùng trong sinh hoạt và nghi lễ.Chúng được chế tác bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: vàng, bạc, đồng, xương, ngà, pháp lam, gốm sứ, gỗ, vải, giấy... Phổ biến là đồ ngự dụng, quan dụng, đồ dùng của triều đình, hoàng gia, các tác phẩm mỹ thuật từng được trưng bày trong các cung điện tại kinh triều Nguyễn. Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Hoàng Thành Huế.
Nằm trong khu Thành Nội, phía Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Khải Định, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Việt Nam.
Tòa nhà chính của Bảo tàng chính là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Ban đầu công trình nằm trong cung Bảo Định, là một biệt cung để vua Thiệu Trị thỉnh thoảng đến tiêu khiển và làm chỗ nghỉ chân hàng năm khi ra cày ruộng Tịch điền ở gần đó.
Vào năm 1909, thời vua Duy Tân, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện của trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1923, theo đề nghị của hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieus Hue), tòa điện Long An cũ thì được dùng làm Bảo tàng Khải Định.
Sau đó, Bảo tàng đã nhiều lần đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (1947), Viện bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày cổ vật (1979), Bảo tàng cổ vật Huế (1992), Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế (1995) và cuối cùng là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Giai đoạn trước 1945, đây được coi là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến.
Phần lớn các hiện vật trong Bảo tàng đã được sưu tập và tàng trữ từ năm 1913, khi hội Đô Thành Hiếu Cổ bắt đầu thành lập và hoạt động. Vào thời điểm tháng 3/1945, khi học hội này bị tan rã sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, số hiện vật đã lên đến gần 10.000 đơn vị.
Trải qua sự hủy hoại của thời gian và sự thất thoát do các biến cố lịch sử, số cổ vật ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế không còn nguyên vẹn như xưa. Theo thống kê, hiện tại Bảo tàng có khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên, hàng nghìn hiện vật khác được lưu trữ.
Các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phản ánh đời sống vật chất, lễ nghi chính trị và tư tưởng của tầng lớp quý tộc, vua quan nhà Nguyễn, thể hiện qua các trang phục cung đình, đồ sứ ngự dụng, đồ tự khí, đồ gỗ trang trí nội thất, các vật dụng dùng trong sinh hoạt và nghi lễ.
Chúng được chế tác bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: vàng, bạc, đồng, xương, ngà, pháp lam, gốm sứ, gỗ, vải, giấy... Phổ biến là đồ ngự dụng, quan dụng, đồ dùng của triều đình, hoàng gia, các tác phẩm mỹ thuật từng được trưng bày trong các cung điện tại kinh triều Nguyễn.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Hoàng Thành Huế.