Vào cuối năm 1770, những ca nhiễm dịch hạch đã xuất hiện ở thủ đô Moscow của đế chế Nga. Chứng bệnh hiểm nghèo này đã chuyển thành đại dịch lớn từ đầu năm 1771.Trong một thời gian ngắn, hàng nghìn người dân Moscow ngã bệnh do dịch hạch. Các bệnh viện quá tải, xác chết xuất hiện la liệt trên đường phố.Không chỉ hoang mang trước dịch bệnh, dân chúng Moscow còn nổi giận trước những biện pháp ngăn ngừa của chính quyền, như thiết lập các khu cách ly bắt buộc, phá hủy nhà cửa nơi nhiễm dịch mà không đền bù thiệt hại, hay đóng cửa nhà tắm công cộng.Kinh tế thành phố gần như tê liệt vì nhiều nhà máy, khu chợ, cửa hàng và các tòa nhà hành chính không hoạt động. Sau đó, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng khiến cuộc sống phần lớn của người dân trở nên khốn đốn.Làn sóng biểu tình đầu tiên chống lại những biện pháp kiểm soát của chính quyền nổ ra vào ngày 29/8 và 1/9/1771. Ngày 17/9/1771, khoảng 1.000 người tiếp tục tập trung trước điện Kremlin, yêu cầu chính quyền thả tự do cho những người nổi loạn mà họ bắt trước đó và bỏ các khu cách ly.Đáp lại sự phẫn nộ của người biểu tình, quân đội Sa hoàng đã mạnh tay giải tán đám đông và trấn áp bạo động. Khoảng 300 người phải ra hầu tòa.Sau đó, một ủy ban do Bá tước Grigory Orlov đứng đầu đã tới Moscow vào ngày 26/9/1771 để lập lại trật tự. Ủy ban đã thực thi một số biện pháp đối phó với bệnh dịch hạch và cung cấp thức ăn, công việc cho người dân. Những biện pháp này đã xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng Moscow.Cho đến nay, biến cố Moscow năm 1771 vẫn là bài học đắt giá cho mọi chính quyền về cách một dịch bệnh có thể châm ngòi cho một cuộc phản kháng xã hội trên quy mô lớn, đòi hỏi những người lãnh đạo có những chính sách phù hợp để tránh đi vào vết xe đổ của lịch sử.Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.
Vào cuối năm 1770, những ca nhiễm dịch hạch đã xuất hiện ở thủ đô Moscow của đế chế Nga. Chứng bệnh hiểm nghèo này đã chuyển thành đại dịch lớn từ đầu năm 1771.
Trong một thời gian ngắn, hàng nghìn người dân Moscow ngã bệnh do dịch hạch. Các bệnh viện quá tải, xác chết xuất hiện la liệt trên đường phố.
Không chỉ hoang mang trước dịch bệnh, dân chúng Moscow còn nổi giận trước những biện pháp ngăn ngừa của chính quyền, như thiết lập các khu cách ly bắt buộc, phá hủy nhà cửa nơi nhiễm dịch mà không đền bù thiệt hại, hay đóng cửa nhà tắm công cộng.
Kinh tế thành phố gần như tê liệt vì nhiều nhà máy, khu chợ, cửa hàng và các tòa nhà hành chính không hoạt động. Sau đó, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng khiến cuộc sống phần lớn của người dân trở nên khốn đốn.
Làn sóng biểu tình đầu tiên chống lại những biện pháp kiểm soát của chính quyền nổ ra vào ngày 29/8 và 1/9/1771. Ngày 17/9/1771, khoảng 1.000 người tiếp tục tập trung trước điện Kremlin, yêu cầu chính quyền thả tự do cho những người nổi loạn mà họ bắt trước đó và bỏ các khu cách ly.
Đáp lại sự phẫn nộ của người biểu tình, quân đội Sa hoàng đã mạnh tay giải tán đám đông và trấn áp bạo động. Khoảng 300 người phải ra hầu tòa.
Sau đó, một ủy ban do Bá tước Grigory Orlov đứng đầu đã tới Moscow vào ngày 26/9/1771 để lập lại trật tự. Ủy ban đã thực thi một số biện pháp đối phó với bệnh dịch hạch và cung cấp thức ăn, công việc cho người dân. Những biện pháp này đã xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng Moscow.
Cho đến nay, biến cố Moscow năm 1771 vẫn là bài học đắt giá cho mọi chính quyền về cách một dịch bệnh có thể châm ngòi cho một cuộc phản kháng xã hội trên quy mô lớn, đòi hỏi những người lãnh đạo có những chính sách phù hợp để tránh đi vào vết xe đổ của lịch sử.
Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.