Xảy ra trong những năm 1968-1970, dịch cúm Hồng Kông đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn của ngành y khoa thế giới.Khởi phát đúng 50 năm sau đại dịch cúm Tây Ban Nha, dịch cúm Hồng Kông có nguyên nhân từ một loại virus cúm khác được gọi tên là H3N2. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng loại virus này đã tiến hóa từ chủng cúm A H2N2 gây ra đại dịch năm 1957 tại châu Á.Mặc dù tỷ lệ tử vong không cao như dịch cúm năm 1918, dịch cúm do virus H3N2 gây ra lại đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng hai tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hồng Kông.Từ Hồng Kông, khi ấy là lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh, đến cuối tháng 12/1968, virus đã lan rộng khắp Mỹ, các quốc gia ở Tây Âu, Australia, Nhật Bản. Nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu và Trung và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng.Ước tính số người tử vong toàn cầu do dịch cúm Hồng Kông vào khoảng 1 triệu người. 100.000 người trong số đó là ở Mỹ.Khi đại dịch này xảy ra, chính phủ các quốc gia đã rút kinh nghiệm từ dịch cúm Tây Ban Nha, cùng đồng thời thực hiện một loạt biện pháp cách ly, phong tỏa và vệ sinh môi trường sống của người dân.Đặc biệt, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa đã được thực hiện trên diện rộng, khiến dịch bệnh nhanh chóng được kiếm chế và chấm dứt hoàn toàn vào năm 1970.Từ dịch cúm Hồng Kông, cộng đồng y tế toàn cầu đã kiểm chứng được vai trò đặc biệt quan trọng của việc tiêm phòng trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh trong tương lai.
Mời quý độc giả xem video: WHO: Việt Nam có năng lực để sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Nguồn: VTC Now
Xảy ra trong những năm 1968-1970, dịch cúm Hồng Kông đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn của ngành y khoa thế giới.
Khởi phát đúng 50 năm sau đại dịch cúm Tây Ban Nha, dịch cúm Hồng Kông có nguyên nhân từ một loại virus cúm khác được gọi tên là H3N2. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng loại virus này đã tiến hóa từ chủng cúm A H2N2 gây ra đại dịch năm 1957 tại châu Á.
Mặc dù tỷ lệ tử vong không cao như dịch cúm năm 1918, dịch cúm do virus H3N2 gây ra lại đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng hai tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hồng Kông.
Từ Hồng Kông, khi ấy là lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh, đến cuối tháng 12/1968, virus đã lan rộng khắp Mỹ, các quốc gia ở Tây Âu, Australia, Nhật Bản. Nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu và Trung và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng.
Ước tính số người tử vong toàn cầu do dịch cúm Hồng Kông vào khoảng 1 triệu người. 100.000 người trong số đó là ở Mỹ.
Khi đại dịch này xảy ra, chính phủ các quốc gia đã rút kinh nghiệm từ dịch cúm Tây Ban Nha, cùng đồng thời thực hiện một loạt biện pháp cách ly, phong tỏa và vệ sinh môi trường sống của người dân.
Đặc biệt, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa đã được thực hiện trên diện rộng, khiến dịch bệnh nhanh chóng được kiếm chế và chấm dứt hoàn toàn vào năm 1970.