Di tích ba tháp Chăm Khương Mỹ (ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam) theo các chuyên gia được xây dựng vào cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, bao gồm ba tháp nằm kề nhau gồm tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Cụm tháp được công nhận Di tích quốc gia năm 1989.Sau 1.000 năm tuổi, cụm 3 di tích tháp Chăm Khương Mỹ xuống cấp nghiêm trọng và được chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện trùng tu tháp Giữa và tháp Bắc.Dự án bảo tồn tháp Bắc và Giữa thuộc nhóm tháp Chăm Khương Mỹ được triển khai từ cuối năm 2019, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Viện Khoa học Công nghệ (Bộ Xây dựng) là đơn vị thi công với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Việc trùng tu được hoàn thành vào tháng 12/2022.Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Bắc với diện tích khoảng 57 m2, chiều cao tháp là khoảng 16,9 m; tháp Giữa với diện tích khoảng 75m 2, chiều cao tháp là khoảng 18,7 m.Các hạng mục được trùng tu gồm phát quang bụi rậm xung quang tháp, xử lý diệt cỏ dại trên thân tháp; hạ giải các khối xây sạt lở mất khả năng liên kết; phục hồi khối xây mặt ngoài tường tháp bằng gạch Chăm phục chế sử dụng phương pháp mài chập với chất kết dính là dầu rái; tu bổ khối xây lõi tường tháp bằng gạch Chăm phục chế sử dụng vữa truyền thống... Ngoài ra, tháp còn được tu bổ các chi tiết chạm khắc soi chỉ, hoa văn trên bề mặt tháp; chống mối nền toàn bộ lòng tháp và bên ngoài tháp.Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, dù mới sau khoảng 6 tháng hoàn thiện trùng tu, tháp Giữa và tháp Bắc có nhiều mảng gạch tường trắng như muối xuất hiện từ phía ngoài cửa tháp cho đến bên trong tháp.Ông Nguyễn Công Thành, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, cho hay các vệt trắng xuất hiện trên 2 thân tháp được trùng tu do bị muối hóa. Lý giải vấn đề này, ông cho rằng việc muối hóa là do trong đất, trong vôi và dầu rái có muối nên tường bị như vậy. Vị này cho hay công trình vẫn còn trong thời gian được bảo hành nên đơn vị thi công sẽ sửa chữa sớm.Ngoài 2 tháp Giữa và tháp Bắc được trùng tu, tại đây còn tháp Nam cũng được phê duyệt dự án bảo tồn với kinh phí khoảng 6 tỷ đồng.Hiện tháp này xuống cấp, tường 2 bên bị bào mòn do thời gian.Ngôi nhà phía nằm trước mặt 3 tháng Chăm xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu đổ sập bất cứ lúc nào nhưng không có rào chắn xung quanh.Tại tháp chăm Khương Mỹ, nhà trưng bày hiện vật trong tình trạng đóng cửa, các hiện vật được để dưới sàn nhà lăn lóc. Tại đây cũng không có bảo vệ trông coi, hàng rào bằng sắt cũng bị gỉ và hư nhiều chỗ.Bộ 3 tháp chăm Khương Mỹ ở mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá bồ đề.Thân và chân tháp được ốp nhiều phù điêu có hình chim thần Garuda, rắn Naga, người cưỡi voi, cưỡi ngựa, khỉ, phần nào liên quan đến trường ca Ramayana - một sử thi nổi tiếng của Ấn Độ mang đậm dấu ấn Bà La Môn giáo, truyền thống văn hóa có ảnh hưởng đến người Chăm.
Di tích ba tháp Chăm Khương Mỹ (ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam) theo các chuyên gia được xây dựng vào cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, bao gồm ba tháp nằm kề nhau gồm tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Cụm tháp được công nhận Di tích quốc gia năm 1989.
Sau 1.000 năm tuổi, cụm 3 di tích tháp Chăm Khương Mỹ xuống cấp nghiêm trọng và được chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện trùng tu tháp Giữa và tháp Bắc.
Dự án bảo tồn tháp Bắc và Giữa thuộc nhóm tháp Chăm Khương Mỹ được triển khai từ cuối năm 2019, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Viện Khoa học Công nghệ (Bộ Xây dựng) là đơn vị thi công với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Việc trùng tu được hoàn thành vào tháng 12/2022.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Bắc với diện tích khoảng 57 m2, chiều cao tháp là khoảng 16,9 m; tháp Giữa với diện tích khoảng 75m 2, chiều cao tháp là khoảng 18,7 m.
Các hạng mục được trùng tu gồm phát quang bụi rậm xung quang tháp, xử lý diệt cỏ dại trên thân tháp; hạ giải các khối xây sạt lở mất khả năng liên kết; phục hồi khối xây mặt ngoài tường tháp bằng gạch Chăm phục chế sử dụng phương pháp mài chập với chất kết dính là dầu rái; tu bổ khối xây lõi tường tháp bằng gạch Chăm phục chế sử dụng vữa truyền thống... Ngoài ra, tháp còn được tu bổ các chi tiết chạm khắc soi chỉ, hoa văn trên bề mặt tháp; chống mối nền toàn bộ lòng tháp và bên ngoài tháp.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, dù mới sau khoảng 6 tháng hoàn thiện trùng tu, tháp Giữa và tháp Bắc có nhiều mảng gạch tường trắng như muối xuất hiện từ phía ngoài cửa tháp cho đến bên trong tháp.
Ông Nguyễn Công Thành, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, cho hay các vệt trắng xuất hiện trên 2 thân tháp được trùng tu do bị muối hóa. Lý giải vấn đề này, ông cho rằng việc muối hóa là do trong đất, trong vôi và dầu rái có muối nên tường bị như vậy. Vị này cho hay công trình vẫn còn trong thời gian được bảo hành nên đơn vị thi công sẽ sửa chữa sớm.
Ngoài 2 tháp Giữa và tháp Bắc được trùng tu, tại đây còn tháp Nam cũng được phê duyệt dự án bảo tồn với kinh phí khoảng 6 tỷ đồng.
Hiện tháp này xuống cấp, tường 2 bên bị bào mòn do thời gian.
Ngôi nhà phía nằm trước mặt 3 tháng Chăm xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu đổ sập bất cứ lúc nào nhưng không có rào chắn xung quanh.
Tại tháp chăm Khương Mỹ, nhà trưng bày hiện vật trong tình trạng đóng cửa, các hiện vật được để dưới sàn nhà lăn lóc. Tại đây cũng không có bảo vệ trông coi, hàng rào bằng sắt cũng bị gỉ và hư nhiều chỗ.
Bộ 3 tháp chăm Khương Mỹ ở mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá bồ đề.
Thân và chân tháp được ốp nhiều phù điêu có hình chim thần Garuda, rắn Naga, người cưỡi voi, cưỡi ngựa, khỉ, phần nào liên quan đến trường ca Ramayana - một sử thi nổi tiếng của Ấn Độ mang đậm dấu ấn Bà La Môn giáo, truyền thống văn hóa có ảnh hưởng đến người Chăm.