Nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bánh Ít là một trong những quần thể tháp Chăm cổ có số lượng nhiều công trình nhiều nhất còn tồn tại ở Việt Nam.Khu đền tháp này có tổng cổng với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa). Trên đỉnh đồi là nơi tọa lạc của tháp thờ chính và tháp Hỏa, trong đó tháp thờ (bên phải) là ngọn tháp hoành tráng và ấn tượng nhất.Tháp này có các cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường, các cửa vòm và cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ. Bên cạnh dáng vẻ uy nghi của tòa tháp là vẻ thanh tú của những đường nét, họa tiết hoa lá trên các diềm mái, những bức tượng sinh động trên các mặt vòm các cửa giả.Bên trong tháp thờ ngày nay đặt một bức tượng Shiva, là bản phục chế của bức tượng nguyên gốc từng được đặt tại tháp (hiện bức tượng gốc đang nằm trong Bảo tàng Guimet, Pháp).Tháp Hỏa nằm ở phía Nam của tháp thờ chính, có hình dáng đặc trưng với phần mái cong hình yên ngựa. Đây là ngọn tháp được trang trí rất cầu kỳ.Dưới mái tháp Hỏa có những hình người như đang gồng mình, dùng hai tay như nâng bổng cả bộ mái. Trên mặt tường của tháp, các nghệ sĩ Chăm xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá.Chếch về hướng Đông – Nam của tháp chính, nằm ở lưng chừng đồi là tháp Bia, một ngọn tháp có quy mô nhỏ hơn, nhưng cũng rất độc đáo.Mái tháp Bia có những hình quả bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng, làm mềm đi những đường nét và hình khối cứng cỏi thường thấy ở các tòa tháp Chăm.Ở hướng Đông của tháp thờ chính, cùng độ cao với tháp Bia là tháp Cổng, tòa tháp từng có vai trò như cổng vào của toàn bộ quần thể tháp.Theo các nhà nghiên cứu, tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10, là nhóm tháp đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định, kết hợp hài hòa vẻ đẹp của hai xu thế: nhịp nhàng, trang nhã và khỏe khoắn, hoành tráng của kiến trúc Chăm.Những ngày gần đây, người dân Bình Định bức xúc phản ánh các đơn vị thi công đã đưa phương tiện cơ giới đến đào xới trong vùng lõi khu di tích tháp Bánh Ít, có dấu hiệu xâm hại nghiêm trọng quần thể công trình có giá trị đặc biệt của nghệ thuật kiến trúc Champa.Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao (chủ đầu tư) tạm dừng thi công tu bổ, tôn tạo liên quan cụm tháp Bánh Ít để làm rõ những nội dung được phản ánh.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bánh Ít là một trong những quần thể tháp Chăm cổ có số lượng nhiều công trình nhiều nhất còn tồn tại ở Việt Nam.
Khu đền tháp này có tổng cổng với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa). Trên đỉnh đồi là nơi tọa lạc của tháp thờ chính và tháp Hỏa, trong đó tháp thờ (bên phải) là ngọn tháp hoành tráng và ấn tượng nhất.
Tháp này có các cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường, các cửa vòm và cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ. Bên cạnh dáng vẻ uy nghi của tòa tháp là vẻ thanh tú của những đường nét, họa tiết hoa lá trên các diềm mái, những bức tượng sinh động trên các mặt vòm các cửa giả.
Bên trong tháp thờ ngày nay đặt một bức tượng Shiva, là bản phục chế của bức tượng nguyên gốc từng được đặt tại tháp (hiện bức tượng gốc đang nằm trong Bảo tàng Guimet, Pháp).
Tháp Hỏa nằm ở phía Nam của tháp thờ chính, có hình dáng đặc trưng với phần mái cong hình yên ngựa. Đây là ngọn tháp được trang trí rất cầu kỳ.
Dưới mái tháp Hỏa có những hình người như đang gồng mình, dùng hai tay như nâng bổng cả bộ mái. Trên mặt tường của tháp, các nghệ sĩ Chăm xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá.
Chếch về hướng Đông – Nam của tháp chính, nằm ở lưng chừng đồi là tháp Bia, một ngọn tháp có quy mô nhỏ hơn, nhưng cũng rất độc đáo.
Mái tháp Bia có những hình quả bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng, làm mềm đi những đường nét và hình khối cứng cỏi thường thấy ở các tòa tháp Chăm.
Ở hướng Đông của tháp thờ chính, cùng độ cao với tháp Bia là tháp Cổng, tòa tháp từng có vai trò như cổng vào của toàn bộ quần thể tháp.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10, là nhóm tháp đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định, kết hợp hài hòa vẻ đẹp của hai xu thế: nhịp nhàng, trang nhã và khỏe khoắn, hoành tráng của kiến trúc Chăm.
Những ngày gần đây, người dân Bình Định bức xúc phản ánh các đơn vị thi công đã đưa phương tiện cơ giới đến đào xới trong vùng lõi khu di tích tháp Bánh Ít, có dấu hiệu xâm hại nghiêm trọng quần thể công trình có giá trị đặc biệt của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao (chủ đầu tư) tạm dừng thi công tu bổ, tôn tạo liên quan cụm tháp Bánh Ít để làm rõ những nội dung được phản ánh.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.