Là hoàng đế đầu tiên thống nhất 6 nước chư hầu, lập nên đất nước rộng lớn, hùng mạnh, Tần Thủy Hoàng (tên thật là Doanh Chính) trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.Giống như nhiều hoàng đế, Tần Thủy Hoàng có hậu cung gồm hàng trăm phi tần, mỹ nữ. Tuy nhiên, ông cả đời không lập phi tần nào làm hoàng hậu.Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng có 33 người con. Trong số này có 20 hoàng tử và 13 công chúa.Phù Tô và Hồ Hợi là 2 người con trai nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất của Tần Thủy Hoàng. Trong đó, Phù Tô là con trai cả của vua Tần xảy ra cuộc tranh đoạt ngai vàng với Hồ Hợi - hoàng tử thứ 18 của Tần Thủy Hoàng.Theo sử sách, sau khi Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà năm 210 trước Công nguyên, Hồ Hợi cùng thái giám Triệu Cao thực hiện đánh tráo di chiếu của vua cha để có thể xưng đế. Đồng thời, Hồ Hợi làm giả thánh chỉ của Tần Thủy Hoàng nhằm ép anh trai Phù Tô phải tự sát để có thể thuận lợi lên ngôi vua.Mọi việc diễn ra như tính toán của Hồ Hợi. Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Hồ Hợi lấy hiệu là Tần Nhị Thế. Tuy nhiên, cuối cùng vị vua này cũng chết thảm vì bị hoạn quan Triệu Cao lập mưu giết chết. Theo đó, con trai Tần Thủy Hoàng chỉ làm vua được 3 năm.Kể từ đó, vương triều nhà Tần do hoàng tộc họ Doanh ngày càng suy tàn trước khi diệt vong. Thậm chí, Hạng Vũ - viên tướng nước Sở có mối thù sâu sắc với Tần Thủy Hoàng về sau nắm được quyền lực lớn nên đã thảm sát hoàng tộc họ Doanh.Theo đó, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng có sự sụt giảm mạnh về số lượng. Thậm chí, về sau, không có người nào dám tự nhận là con cháu của Doanh Chính.Các nhà nghiên cứu cho rằng, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng làm như vậy vì không muốn rước họa vào thân. Bởi lẽ, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước nên đã gây thù chuốc oán với nhiều người. Thêm nữa, khi triều đại mới thay thế nhà Tần thì thường tìm mọi cách tiêu diệt các thành viên hoàng tộc của vương triều trước đó.Vì vậy, để có cuộc sống bình an, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng không dám sử dụng họ Doanh mà đổi sang họ khác. Cho đến lúc chết, họ cũng không dám tiết lộ về thân phận thật của mình với mọi người.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Là hoàng đế đầu tiên thống nhất 6 nước chư hầu, lập nên đất nước rộng lớn, hùng mạnh, Tần Thủy Hoàng (tên thật là Doanh Chính) trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Giống như nhiều hoàng đế, Tần Thủy Hoàng có hậu cung gồm hàng trăm phi tần, mỹ nữ. Tuy nhiên, ông cả đời không lập phi tần nào làm hoàng hậu.
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng có 33 người con. Trong số này có 20 hoàng tử và 13 công chúa.
Phù Tô và Hồ Hợi là 2 người con trai nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất của Tần Thủy Hoàng. Trong đó, Phù Tô là con trai cả của vua Tần xảy ra cuộc tranh đoạt ngai vàng với Hồ Hợi - hoàng tử thứ 18 của Tần Thủy Hoàng.
Theo sử sách, sau khi Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà năm 210 trước Công nguyên, Hồ Hợi cùng thái giám Triệu Cao thực hiện đánh tráo di chiếu của vua cha để có thể xưng đế. Đồng thời, Hồ Hợi làm giả thánh chỉ của Tần Thủy Hoàng nhằm ép anh trai Phù Tô phải tự sát để có thể thuận lợi lên ngôi vua.
Mọi việc diễn ra như tính toán của Hồ Hợi. Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Hồ Hợi lấy hiệu là Tần Nhị Thế. Tuy nhiên, cuối cùng vị vua này cũng chết thảm vì bị hoạn quan Triệu Cao lập mưu giết chết. Theo đó, con trai Tần Thủy Hoàng chỉ làm vua được 3 năm.
Kể từ đó, vương triều nhà Tần do hoàng tộc họ Doanh ngày càng suy tàn trước khi diệt vong. Thậm chí, Hạng Vũ - viên tướng nước Sở có mối thù sâu sắc với Tần Thủy Hoàng về sau nắm được quyền lực lớn nên đã thảm sát hoàng tộc họ Doanh.
Theo đó, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng có sự sụt giảm mạnh về số lượng. Thậm chí, về sau, không có người nào dám tự nhận là con cháu của Doanh Chính.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng làm như vậy vì không muốn rước họa vào thân. Bởi lẽ, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước nên đã gây thù chuốc oán với nhiều người. Thêm nữa, khi triều đại mới thay thế nhà Tần thì thường tìm mọi cách tiêu diệt các thành viên hoàng tộc của vương triều trước đó.
Vì vậy, để có cuộc sống bình an, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng không dám sử dụng họ Doanh mà đổi sang họ khác. Cho đến lúc chết, họ cũng không dám tiết lộ về thân phận thật của mình với mọi người.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.