Trên thế giới có nhiều quốc gia cùng đón Tết Nguyên đán như Việt Nam, có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ,…Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có khái niệm 12 con giáp và xem đây là chu kỳ lặp đi lặp lại. Mỗi nơi lại có một biến thể về 12 con giáp, phù hợp với văn hóa từng quốc gia.Điều đặc biệt là, Việt Nam là quốc gia duy nhất có con mèo trong 12 con giáp. Điều này khác với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… khi họ lựa chọn biểu tượng là con thỏ. Nói cách khác, con mèo là con giáp chỉ duy nhất Việt Nam mới có.Có nhiều cách giải thích cho sự khác biệt này. Đầu tiên là câu chuyện gắn với truyền thuyết. Theo đó, khi tham gia cuộc thi lên thiên đình giành suất có mặt trong 12 con giáp, chuột đã lừa được mèo.Ở Việt Nam, mèo cuối cùng vẫn vượt qua khó khăn để về đích thứ tư. Trong khi đó, ở truyền thuyết các nước khác thì nó không thành công nên bị thỏ thay thế.Cách lập luận thứ hai dựa vào phát âm. Khi các con giáp của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, cách phát âm từ “thỏ” nghe rất giống từ “mèo”. Chính vì thế mà người Việt đã đưa mèo vào 12 con giáp.Giả thuyết thứ ba gắn liền với đặc tính thời tiết của Việt Nam. Nước ta là xứ nóng, chuột đặc biệt nguy hại cho mùa màng. Mèo được xem là kẻ thù của chuột, có độ phổ biến cao hơn hẳn loài thỏ. Người xưa đã thay thỏ bằng mèo để thể hiện mong muốn có một con vật khắc chế được chuột, mang lại mùa màng bội thu.Thêm một điều thú vị về 12 con giáp, con giáp duy nhất tuy không có thật nhưng lại xuất hiện trong tất cả các quốc gia là con rồng.Cho đến nay, chưa một ai dám khẳng định về sự tồn tại của rồng và nó cụ thể là loài vật như thế nào. Ở văn hóa Á Đông, rồng là sinh vật thần thoại, biểu tượng thần thánh và gắn liền với hoàng tộc.Theo lịch vạn niên, năm 2024 là năm thiên can Giáp, địa chi Thìn. Gọi là Giáp Thìn. Rồng là linh vật của năm nay, phủ sóng mọi nơi ở Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á Đông nói chung.
Trên thế giới có nhiều quốc gia cùng đón Tết Nguyên đán như Việt Nam, có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ,…
Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có khái niệm 12 con giáp và xem đây là chu kỳ lặp đi lặp lại. Mỗi nơi lại có một biến thể về 12 con giáp, phù hợp với văn hóa từng quốc gia.
Điều đặc biệt là, Việt Nam là quốc gia duy nhất có con mèo trong 12 con giáp. Điều này khác với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… khi họ lựa chọn biểu tượng là con thỏ. Nói cách khác, con mèo là con giáp chỉ duy nhất Việt Nam mới có.
Có nhiều cách giải thích cho sự khác biệt này. Đầu tiên là câu chuyện gắn với truyền thuyết. Theo đó, khi tham gia cuộc thi lên thiên đình giành suất có mặt trong 12 con giáp, chuột đã lừa được mèo.
Ở Việt Nam, mèo cuối cùng vẫn vượt qua khó khăn để về đích thứ tư. Trong khi đó, ở truyền thuyết các nước khác thì nó không thành công nên bị thỏ thay thế.
Cách lập luận thứ hai dựa vào phát âm. Khi các con giáp của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, cách phát âm từ “thỏ” nghe rất giống từ “mèo”. Chính vì thế mà người Việt đã đưa mèo vào 12 con giáp.
Giả thuyết thứ ba gắn liền với đặc tính thời tiết của Việt Nam. Nước ta là xứ nóng, chuột đặc biệt nguy hại cho mùa màng. Mèo được xem là kẻ thù của chuột, có độ phổ biến cao hơn hẳn loài thỏ. Người xưa đã thay thỏ bằng mèo để thể hiện mong muốn có một con vật khắc chế được chuột, mang lại mùa màng bội thu.
Thêm một điều thú vị về 12 con giáp, con giáp duy nhất tuy không có thật nhưng lại xuất hiện trong tất cả các quốc gia là con rồng.
Cho đến nay, chưa một ai dám khẳng định về sự tồn tại của rồng và nó cụ thể là loài vật như thế nào. Ở văn hóa Á Đông, rồng là sinh vật thần thoại, biểu tượng thần thánh và gắn liền với hoàng tộc.
Theo lịch vạn niên, năm 2024 là năm thiên can Giáp, địa chi Thìn. Gọi là Giáp Thìn. Rồng là linh vật của năm nay, phủ sóng mọi nơi ở Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á Đông nói chung.