Vài tuần trước Mỹ ném bom hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, thành phố Nagasaki không nằm trong danh sách những mục tiêu tiềm năng. Thay vào đó, cố đô Kyoto có tên trong danh sách trên.Theo BBC, danh sách trên do một hội đồng đặc biệt bao gồm các tướng lĩnh quân đội và nhà khoa học Mỹ lập ra. Kyoto là quê hương của hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo (Shinto), trong đó bao gồm 17 công trình văn hóa được đưa vào danh sách những Di sản Thế giới của Liên Hiệp Quốc.Biên bản cuộc họp ghi rõ "mục tiêu này là khu vực công nghiệp với dân số 1 triệu người" và người Mỹ mô tả người dân cố đô Kyoto có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của loại vũ khí mới.Nhà sử học Alex Wellerstein thuộc Trung tâm Lịch sử Vật lý thuộc Viện Vật lý Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu về Dự án Manhattan của quân đội Mỹ, giải thích: "Kyoto được quân đội Mỹ coi là mục tiêu lý tưởng bởi vì nơi đây chưa từng bị ném bom lần nào. Đây cũng là nơi có nhiều ngành công nghiệp hoạt động cùng với một số nhà máy lớn. Các nhà khoa học trong Ủy ban Mục tiêu cũng đồng ý lựa chọn Kyoto bởi vì nơi đây có nhiều trường đại học cho nên người dân sẽ hiểu được bom nguyên tử không phải là vũ khí thông thường mà đó là bước ngoặt khủng khiếp trong lịch sử nhân loại".Đến tháng 6/1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson (trong ảnh) ra lệnh rút Kyoto ra khỏi danh sách mục tiêu ném bom hạt nhân ngay lập tức với lý do thành phố này có tầm quan trọng về mặt văn hóa trên thế giới, tuyệt đối không phải là mục tiêu quân sự.Theo nhà sử học Alex Wellerstein, quan chức quân đội Mỹ khi ấy không muốn đưa Kyoto ra khỏi danh sách và phải chờ đến cuối tháng 7 khi Bộ trưởng Stimson trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.Trong nhật ký viết ngày 24/7/1945, Bộ trưởng Stimson viết rằng, Tổng thống Truman chấp nhận ngay đề nghị của ông bởi vì hành động ném bom nguyên tử xuống cố đô Kyoto mang nhiều di tích tôn giáo và văn hóa sẽ khiến người Mỹ khó có thể hòa giải với Nhật Bản thời hậu chiến và sẽ càng đẩy nước này đến gần người Nga hơn. Theo đó, thành phố Nagasaki được đưa vào danh sách, thế chỗ cho cố đô Kyoto.Theo nhà sử học Alex Wellerstein, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson cũng có lý do cá nhân để Kyoto không phải hứng chịu thảm họa bom nguyên tử của Mỹ.Bởi lẽ, không nhiều người biết rằng, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson đã viếng thăm cố đô Kyoto vài lần vào thập niên 20 khi ông còn là thống đốc ở Philippines (từ năm 1927 đến 1929).Một số nhà sử học còn cho rằng Bộ trưởng Chiến tranh Stimson đã đi nghỉ tuần trăng mật ở Kyoto và ngưỡng mộ văn hóa Nhật Bản nên không muốn nơi này bị tàn phá bởi bom nguyên tử.
Vài tuần trước Mỹ ném bom hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, thành phố Nagasaki không nằm trong danh sách những mục tiêu tiềm năng. Thay vào đó, cố đô Kyoto có tên trong danh sách trên.
Theo BBC, danh sách trên do một hội đồng đặc biệt bao gồm các tướng lĩnh quân đội và nhà khoa học Mỹ lập ra. Kyoto là quê hương của hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo (Shinto), trong đó bao gồm 17 công trình văn hóa được đưa vào danh sách những Di sản Thế giới của Liên Hiệp Quốc.
Biên bản cuộc họp ghi rõ "mục tiêu này là khu vực công nghiệp với dân số 1 triệu người" và người Mỹ mô tả người dân cố đô Kyoto có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của loại vũ khí mới.
Nhà sử học Alex Wellerstein thuộc Trung tâm Lịch sử Vật lý thuộc Viện Vật lý Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu về Dự án Manhattan của quân đội Mỹ, giải thích: "Kyoto được quân đội Mỹ coi là mục tiêu lý tưởng bởi vì nơi đây chưa từng bị ném bom lần nào. Đây cũng là nơi có nhiều ngành công nghiệp hoạt động cùng với một số nhà máy lớn. Các nhà khoa học trong Ủy ban Mục tiêu cũng đồng ý lựa chọn Kyoto bởi vì nơi đây có nhiều trường đại học cho nên người dân sẽ hiểu được bom nguyên tử không phải là vũ khí thông thường mà đó là bước ngoặt khủng khiếp trong lịch sử nhân loại".
Đến tháng 6/1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson (trong ảnh) ra lệnh rút Kyoto ra khỏi danh sách mục tiêu ném bom hạt nhân ngay lập tức với lý do thành phố này có tầm quan trọng về mặt văn hóa trên thế giới, tuyệt đối không phải là mục tiêu quân sự.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, quan chức quân đội Mỹ khi ấy không muốn đưa Kyoto ra khỏi danh sách và phải chờ đến cuối tháng 7 khi Bộ trưởng Stimson trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.
Trong nhật ký viết ngày 24/7/1945, Bộ trưởng Stimson viết rằng, Tổng thống Truman chấp nhận ngay đề nghị của ông bởi vì hành động ném bom nguyên tử xuống cố đô Kyoto mang nhiều di tích tôn giáo và văn hóa sẽ khiến người Mỹ khó có thể hòa giải với Nhật Bản thời hậu chiến và sẽ càng đẩy nước này đến gần người Nga hơn. Theo đó, thành phố Nagasaki được đưa vào danh sách, thế chỗ cho cố đô Kyoto.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson cũng có lý do cá nhân để Kyoto không phải hứng chịu thảm họa bom nguyên tử của Mỹ.
Bởi lẽ, không nhiều người biết rằng, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson đã viếng thăm cố đô Kyoto vài lần vào thập niên 20 khi ông còn là thống đốc ở Philippines (từ năm 1927 đến 1929).
Một số nhà sử học còn cho rằng Bộ trưởng Chiến tranh Stimson đã đi nghỉ tuần trăng mật ở Kyoto và ngưỡng mộ văn hóa Nhật Bản nên không muốn nơi này bị tàn phá bởi bom nguyên tử.