Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và nhiều người khác bị nhiễm độc phóng xạ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Trong ảnh là một xe ba bánh của trẻ em là một trong những hiện vật đắt giá về sự kiện khủng khiếp trên. Câu chuyện đằng sau chiếc xe này được xuất bản trong một cuốn sách trẻ em có tên "Chiếc xe ba bánh của Shin" do Tatsuharu Kodama - người sống sót sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima viết. Cuốn sách viết về cậu bé Shinichi Tetsutani 3 tuổi chết trong vụ thả bom hạt nhân trên. Cha của Shinichi đã chôn con trai cùng chiếc xe yêu thích của cậu bé. Hiện nó được trưng bày tại Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima.Chieko Suetomo rất yêu quý con búp bê Shirley Temple do cha mua cho ở Mỹ. Sau vụ ném bom nguyên tử tháng 8/1945 vài ngày, cô bé tìm thấy nó nằm trong đống đổ nát nơi từng là ngôi nhà của cả gia đình. Bộ trang phục màu hồng phớt xinh xắn của con búp bê đã bị nhuộm đen từ đầu đến chân nhưng Chieko vẫn rất quý trọng nó. Sau đó, Chieko Suetomo tặng nó cho bảo tàng.Hộp cơm của Shigeru Orimen. Shigeru Orimen là học sinh của trường trung học cơ sở Hiroshima. Một vài ngày sau khi Mỹ ném bom nguyên tử, mẹ của Shigeru tìm thấy thi thể con trai trong tư thế giữ chặt hộp cơm dưới bụng. Quả bom đã thiêu cháy bữa trưa trong hộp cơm của cậu bé thành than.Chiếc áo bị đốt cháy. Quả bom nguyên tử phát nổ khi Shigezo Kono đang làm việc ở công ty điện lực thành phố. Hai ngày sau, anh trai của Shigezo tìm thấy thi thể em trai trong tư thế gục đầu xuống bàn làm việc. Sau đó, người anh trai đã mang về nhà chiếc áo sơ mi cháy xém do chính vợ Shigezo may cho anh. Khi nhìn thấy chiếc áo, vợ của Shigezo biết rằng chồng mình đã qua đời.Toshiaki Asahi là một học sinh trung học 13 tuổi đang đeo chiếc băng tay để làm việc khi Mỹ ném bom nguyên tử. Mặc dù bị bỏng rất nặng nhưng cậu bé đã cố gắng vượt qua được những đám cháy, leo được lên bờ sông và chạy ra ngoại ô thành phố. Tại đó, Toshiaki được một người quen tìm thấy và đưa về nhà. Ba ngày sau đó, Asahi qua đời trong vòng tay của mẹ, chỉ kịp nói với mọi người trong gia đình rằng cậu "cảm ơn vì tất cả những gì mọi người đã làm".Thầy giáo Ryo Fukumaru đang dẫn các học sinh của mình đến một nhà máy vào thời điểm Mỹ ném bom nguyên tử. Toàn thân ông bị bỏng nặng chỉ trừ phần đầu do khi đó đội chiếc mũ sắt. Ông đã cố gắng quay về được ngôi trường trước khi gục ngã. Hai ngày sau, thầy giáo Fukumaru được đưa về với gia đình bằng một chiếc cáng. Thoạt đầu, gia đình ông không ai nhận ra ông vì những vết bỏng quá nặng. Ông Fukumaru đã đấu tranh chữa trị những vết thương đó trong 6 tháng. Khi hồi phục, ông Fukumaru có nhiều vết sẹo ở khắp cơ thể. Sau đó, ông quay trở lại công việc.Vào ngày Mỹ ném bom nguyên tử Mitsuko Kawamura mới 13 tuổi. Yaeko - chị gái của Mitsuko đã lang thang tìm kiếm khắp nơi trong thành phố nhưng không thấy thi thể của cô bé. Một tháng sau đó, Yaeko mới tìm được chiếc cặp sách của em gái gần nơi Mitsuko học vào ngày kinh hoàng đó.Khi quả bom nguyên tử phát nổ, Tadayori Kihara đang đạp xe trên cầu, chở theo chiếc vali phía sau. Tác động của quả bom đã khiến ông ngã trên cầu. Lưng và tay của Tadayori bị bỏng nặng, da thịt gần như bong tróc toàn bộ. Chiếc vali của ông cũng bị hư hại nặng. Kihara qua đời 22 năm sau đó. Khi còn sống, ông đã rất trân trọng chiếc vali đó trước khi tặng nó cho bảo tàng.Ngay sau khi quả bom nguyên tử phát nổ, Tsukushi Nishimura biến mất khỏi nơi làm việc của mình. Khoảng hai tuần sau đó, hài cốt và chiếc ví của ông được chuyển về cho gia đình.Một tuần sau cuộc tấn công bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ, Kinzo Imura tìm thấy những đồng xu bị nóng chảy dính lại với nhau trong ngôi nhà đổ nát của một người thân. Hiện vật này sau đó được ông trao lại cho cháu trai là Kazuhiko Ninomiya. Ông Kazuhiko đã lưu giữ kỷ vật này đến tận hôm nay.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và nhiều người khác bị nhiễm độc phóng xạ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Trong ảnh là một xe ba bánh của trẻ em là một trong những hiện vật đắt giá về sự kiện khủng khiếp trên. Câu chuyện đằng sau chiếc xe này được xuất bản trong một cuốn sách trẻ em có tên "Chiếc xe ba bánh của Shin" do Tatsuharu Kodama - người sống sót sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima viết. Cuốn sách viết về cậu bé Shinichi Tetsutani 3 tuổi chết trong vụ thả bom hạt nhân trên. Cha của Shinichi đã chôn con trai cùng chiếc xe yêu thích của cậu bé. Hiện nó được trưng bày tại Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Chieko Suetomo rất yêu quý con búp bê Shirley Temple do cha mua cho ở Mỹ. Sau vụ ném bom nguyên tử tháng 8/1945 vài ngày, cô bé tìm thấy nó nằm trong đống đổ nát nơi từng là ngôi nhà của cả gia đình. Bộ trang phục màu hồng phớt xinh xắn của con búp bê đã bị nhuộm đen từ đầu đến chân nhưng Chieko vẫn rất quý trọng nó. Sau đó, Chieko Suetomo tặng nó cho bảo tàng.
Hộp cơm của Shigeru Orimen. Shigeru Orimen là học sinh của trường trung học cơ sở Hiroshima. Một vài ngày sau khi Mỹ ném bom nguyên tử, mẹ của Shigeru tìm thấy thi thể con trai trong tư thế giữ chặt hộp cơm dưới bụng. Quả bom đã thiêu cháy bữa trưa trong hộp cơm của cậu bé thành than.
Chiếc áo bị đốt cháy. Quả bom nguyên tử phát nổ khi Shigezo Kono đang làm việc ở công ty điện lực thành phố. Hai ngày sau, anh trai của Shigezo tìm thấy thi thể em trai trong tư thế gục đầu xuống bàn làm việc. Sau đó, người anh trai đã mang về nhà chiếc áo sơ mi cháy xém do chính vợ Shigezo may cho anh. Khi nhìn thấy chiếc áo, vợ của Shigezo biết rằng chồng mình đã qua đời.
Toshiaki Asahi là một học sinh trung học 13 tuổi đang đeo chiếc băng tay để làm việc khi Mỹ ném bom nguyên tử. Mặc dù bị bỏng rất nặng nhưng cậu bé đã cố gắng vượt qua được những đám cháy, leo được lên bờ sông và chạy ra ngoại ô thành phố. Tại đó, Toshiaki được một người quen tìm thấy và đưa về nhà. Ba ngày sau đó, Asahi qua đời trong vòng tay của mẹ, chỉ kịp nói với mọi người trong gia đình rằng cậu "cảm ơn vì tất cả những gì mọi người đã làm".
Thầy giáo Ryo Fukumaru đang dẫn các học sinh của mình đến một nhà máy vào thời điểm Mỹ ném bom nguyên tử. Toàn thân ông bị bỏng nặng chỉ trừ phần đầu do khi đó đội chiếc mũ sắt. Ông đã cố gắng quay về được ngôi trường trước khi gục ngã. Hai ngày sau, thầy giáo Fukumaru được đưa về với gia đình bằng một chiếc cáng. Thoạt đầu, gia đình ông không ai nhận ra ông vì những vết bỏng quá nặng. Ông Fukumaru đã đấu tranh chữa trị những vết thương đó trong 6 tháng. Khi hồi phục, ông Fukumaru có nhiều vết sẹo ở khắp cơ thể. Sau đó, ông quay trở lại công việc.
Vào ngày Mỹ ném bom nguyên tử Mitsuko Kawamura mới 13 tuổi. Yaeko - chị gái của Mitsuko đã lang thang tìm kiếm khắp nơi trong thành phố nhưng không thấy thi thể của cô bé. Một tháng sau đó, Yaeko mới tìm được chiếc cặp sách của em gái gần nơi Mitsuko học vào ngày kinh hoàng đó.
Khi quả bom nguyên tử phát nổ, Tadayori Kihara đang đạp xe trên cầu, chở theo chiếc vali phía sau. Tác động của quả bom đã khiến ông ngã trên cầu. Lưng và tay của Tadayori bị bỏng nặng, da thịt gần như bong tróc toàn bộ. Chiếc vali của ông cũng bị hư hại nặng. Kihara qua đời 22 năm sau đó. Khi còn sống, ông đã rất trân trọng chiếc vali đó trước khi tặng nó cho bảo tàng.
Ngay sau khi quả bom nguyên tử phát nổ, Tsukushi Nishimura biến mất khỏi nơi làm việc của mình. Khoảng hai tuần sau đó, hài cốt và chiếc ví của ông được chuyển về cho gia đình.
Một tuần sau cuộc tấn công bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ, Kinzo Imura tìm thấy những đồng xu bị nóng chảy dính lại với nhau trong ngôi nhà đổ nát của một người thân. Hiện vật này sau đó được ông trao lại cho cháu trai là Kazuhiko Ninomiya. Ông Kazuhiko đã lưu giữ kỷ vật này đến tận hôm nay.