K-129 là tàu ngầm Liên Xô mất tích bí ẩn năm 1968 trở thành chủ đề "nóng" thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Số phận của con tàu sau khi mất tích khiến nhiều người tò mò.Vào ngày 24/2/1968, tàu ngầm điện - diesel K-129 mang theo 2 ngư lôi và 3 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân xuất phát thực hiện nhiệm vụ tuần tra từ Vịnh Avacha ở Kamchatka. Đại tá Vladimir Kobzar chỉ huy tàu ngầm này.Đến ngàu 8/3, tàu ngầm K-129 của Liên Xô mất liên lạc. Theo đó, giới chức Moscow triển khai cuộc tìm kiếm quy mô lớn. Nhiều máy bay trinh sát, hàng chục con tàu gồm tàu cứu hộ, nghiên cứu hải dương học, tàu phá băng... cùng nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm được triển khai nhằm tìm kiếm tàu ngầm mất tích.Thế nhưng, trong suốt 73 ngày tìm kiếm trên vùng biển rộng khoảng hơn 2,5 triệu km2 ở Thái Bình Dương, Liên Xô không thể xác định vị trí xác tàu ngầm K-129. Cuối cùng, Liên Xô quyết định dừng chiến dịch tìm kiếm.Khi biết tin tàu ngầm Liên Xô mất tích, Hải quân Mỹ theo dõi sát sao. Không những vậy, Mỹ còn mở chiến dịch bí mật nhằm tìm kiếm xác tàu ngầm K-129 với mục đích mang nó về Mỹ để "mổ xẻ" các công nghệ, kỹ thuật quân sự hiện đại của Liên Xô.Với lợi thế về công nghệ, Mỹ thu được âm thanh về một vụ nổ tàu ngầm nhờ hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS). Nhờ vậy, Hải quân Mỹ thu hẹp được khu vực tìm kiếm tàu ngầm Liên Xô gặp nạn.Vào tháng 8/1968, Hải quân Mỹ tìm thấy phần còn lại của tàu ngầm K-129 ở độ sâu 5029m. Vị trí xác tàu cách bờ biển tây bắc Hawaii khoảng 1.900 km. Nhiều phần quan trọng của tàu ngầm như: ống phóng tên lửa, tên lửa R-21 vẫn còn nguyên vẹn.Do đó, CIA tiến hành chiến dịch trục vớt mang mật danh “Dự án Azorian”. Để che mắt Liên Xô và các nước, Mỹ hợp tác với tỷ phú lập Howard Hughes. Ông Hughes đồng ý trở thành bình phong cho dự án Azorian bằng việc cho CIA trưng dụng tàu Glomar Explorer chuyên thăm dò khoáng sản biển sâu.Nhờ vậy, sau nhiều năm lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng, vào ngày 4/7/1974, tàu thăm dò Hughes Glomar Explorer di chuyển từ Long Beach, California tới địa điểm xác tàu K-129. Con tàu này ở lại khu vực này trong hơn 1 tháng để trục vớt tàu ngầm Liên Xô mà không bị đối phương phát giác.Với chi phí gần 4 tỷ USD, CIA trục vớt thành công nhiều mảnh vỡ tàu ngầm cũng như một số phần quan trọng về vũ khí trang bị trên tàu rồi mang về nước. Ngoài ra, Mỹ cũng tìm thấy 6 bộ hài cốt của thủy thủ Liên Xô và tiến hành nghi lễ hải táng cho họ.Liên Xô và các nước trên thế giới chỉ biết đến chiến dịch Azorian khi khi tờ Los Angeles Times công khai thông tin dự án tuyệt mật này vào tháng 2/1975. Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.
K-129 là tàu ngầm Liên Xô mất tích bí ẩn năm 1968 trở thành chủ đề "nóng" thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Số phận của con tàu sau khi mất tích khiến nhiều người tò mò.
Vào ngày 24/2/1968, tàu ngầm điện - diesel K-129 mang theo 2 ngư lôi và 3 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân xuất phát thực hiện nhiệm vụ tuần tra từ Vịnh Avacha ở Kamchatka. Đại tá Vladimir Kobzar chỉ huy tàu ngầm này.
Đến ngàu 8/3, tàu ngầm K-129 của Liên Xô mất liên lạc. Theo đó, giới chức Moscow triển khai cuộc tìm kiếm quy mô lớn. Nhiều máy bay trinh sát, hàng chục con tàu gồm tàu cứu hộ, nghiên cứu hải dương học, tàu phá băng... cùng nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm được triển khai nhằm tìm kiếm tàu ngầm mất tích.
Thế nhưng, trong suốt 73 ngày tìm kiếm trên vùng biển rộng khoảng hơn 2,5 triệu km2 ở Thái Bình Dương, Liên Xô không thể xác định vị trí xác tàu ngầm K-129. Cuối cùng, Liên Xô quyết định dừng chiến dịch tìm kiếm.
Khi biết tin tàu ngầm Liên Xô mất tích, Hải quân Mỹ theo dõi sát sao. Không những vậy, Mỹ còn mở chiến dịch bí mật nhằm tìm kiếm xác tàu ngầm K-129 với mục đích mang nó về Mỹ để "mổ xẻ" các công nghệ, kỹ thuật quân sự hiện đại của Liên Xô.
Với lợi thế về công nghệ, Mỹ thu được âm thanh về một vụ nổ tàu ngầm nhờ hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS). Nhờ vậy, Hải quân Mỹ thu hẹp được khu vực tìm kiếm tàu ngầm Liên Xô gặp nạn.
Vào tháng 8/1968, Hải quân Mỹ tìm thấy phần còn lại của tàu ngầm K-129 ở độ sâu 5029m. Vị trí xác tàu cách bờ biển tây bắc Hawaii khoảng 1.900 km. Nhiều phần quan trọng của tàu ngầm như: ống phóng tên lửa, tên lửa R-21 vẫn còn nguyên vẹn.
Do đó, CIA tiến hành chiến dịch trục vớt mang mật danh “Dự án Azorian”. Để che mắt Liên Xô và các nước, Mỹ hợp tác với tỷ phú lập Howard Hughes. Ông Hughes đồng ý trở thành bình phong cho dự án Azorian bằng việc cho CIA trưng dụng tàu Glomar Explorer chuyên thăm dò khoáng sản biển sâu.
Nhờ vậy, sau nhiều năm lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng, vào ngày 4/7/1974, tàu thăm dò Hughes Glomar Explorer di chuyển từ Long Beach, California tới địa điểm xác tàu K-129. Con tàu này ở lại khu vực này trong hơn 1 tháng để trục vớt tàu ngầm Liên Xô mà không bị đối phương phát giác.
Với chi phí gần 4 tỷ USD, CIA trục vớt thành công nhiều mảnh vỡ tàu ngầm cũng như một số phần quan trọng về vũ khí trang bị trên tàu rồi mang về nước. Ngoài ra, Mỹ cũng tìm thấy 6 bộ hài cốt của thủy thủ Liên Xô và tiến hành nghi lễ hải táng cho họ.
Liên Xô và các nước trên thế giới chỉ biết đến chiến dịch Azorian khi khi tờ Los Angeles Times công khai thông tin dự án tuyệt mật này vào tháng 2/1975.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.