Pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương ở Khu Di tích Cổ Loa là một trong số 27 bảo vật quốc gia vừa được công nhận.Pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương được đúc bằng đồng là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào trên đất nước ta, kể từ xưa cho đến nay.Pho tượng có một không hai này được đúc bằng hợp kim đồng với kỹ thuật đúc bằng khuôn sáp (sáp ong). Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, hai tay cầm hốt với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi.Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền", mang phong cách của nghệ thuật tượng chân dung. Mình mặc áo long bào cổ cao, hai tay cầm hốt để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài. Thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.Nguồn gốc của pho tượng bắt nguồn từ năm 893, trong lần trùng tu đền Thượng, các cụ làng Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) có đào được tại đền Thượng một kho đồng, nhân dân cho rằng, đó là kho đồng thiêng của nhà vua nên đã đem đúc tượng, phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ tại đền. Đến năm 1897 thì đúc xong.Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, pho tượng là hiện vật gốc, độc bản, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của dân tộc.Pho tượng là biểu hiện sinh động giữa nghệ thuật tượng thờ danh nhân với tượng thờ Thánh, Thần, thông qua những ngôn ngữ ẩn chứa từ những họa tiết hoa văn trang trí, khiến cho tác phẩm vừa gần gũi, vừa tôn nghiêm, vừa linh thiêng, vừa huyền bí, đậm chất tôn vinh, được lồng ghép với tín ngưỡng và tôn giáo, mang sức sống và hơi thở của nghệ thuật truyền thống.Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật Quốc gia (đợt 11, năm 2022).Trong đợt công nhận bảo vật quốc gia này có tới 7 bảo vật quốc gia thuộc bộ sưu tập tư nhân, trong đó có bốn bảo vật quốc gia (ba bảo vật gốm và một bảo vật bằng đồng) thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phòng).Ba bảo vật quốc gia thuộc bộ sưu tập tư nhân khác là trống đồng Kinh Hoa II thế kỷ II-I trước Công nguyên, thạp đồng Kính Hoa thế kỷ III-II trước Công nguyên thuộc sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính (Hà Nội); và thạp đồng Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2200 - 2300 năm hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (thuộc một công ty tư nhân) ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.Bảo vật quốc gia lâu đời nhất được công nhận đợt này là sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê có niên đại cách nay khoảng 800.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.>>>Xem thêm video: Kỳ quặc bảo tàng lưu giữ tóc của hơn 16.000 phụ nữ khắp thế giới.
Pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương ở Khu Di tích Cổ Loa là một trong số 27 bảo vật quốc gia vừa được công nhận.
Pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương được đúc bằng đồng là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào trên đất nước ta, kể từ xưa cho đến nay.
Pho tượng có một không hai này được đúc bằng hợp kim đồng với kỹ thuật đúc bằng khuôn sáp (sáp ong). Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, hai tay cầm hốt với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi.
Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền", mang phong cách của nghệ thuật tượng chân dung. Mình mặc áo long bào cổ cao, hai tay cầm hốt để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài. Thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.
Nguồn gốc của pho tượng bắt nguồn từ năm 893, trong lần trùng tu đền Thượng, các cụ làng Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) có đào được tại đền Thượng một kho đồng, nhân dân cho rằng, đó là kho đồng thiêng của nhà vua nên đã đem đúc tượng, phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ tại đền. Đến năm 1897 thì đúc xong.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, pho tượng là hiện vật gốc, độc bản, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của dân tộc.
Pho tượng là biểu hiện sinh động giữa nghệ thuật tượng thờ danh nhân với tượng thờ Thánh, Thần, thông qua những ngôn ngữ ẩn chứa từ những họa tiết hoa văn trang trí, khiến cho tác phẩm vừa gần gũi, vừa tôn nghiêm, vừa linh thiêng, vừa huyền bí, đậm chất tôn vinh, được lồng ghép với tín ngưỡng và tôn giáo, mang sức sống và hơi thở của nghệ thuật truyền thống.
Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật Quốc gia (đợt 11, năm 2022).
Trong đợt công nhận bảo vật quốc gia này có tới 7 bảo vật quốc gia thuộc bộ sưu tập tư nhân, trong đó có bốn bảo vật quốc gia (ba bảo vật gốm và một bảo vật bằng đồng) thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phòng).
Ba bảo vật quốc gia thuộc bộ sưu tập tư nhân khác là trống đồng Kinh Hoa II thế kỷ II-I trước Công nguyên, thạp đồng Kính Hoa thế kỷ III-II trước Công nguyên thuộc sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính (Hà Nội); và thạp đồng Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2200 - 2300 năm hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (thuộc một công ty tư nhân) ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
Bảo vật quốc gia lâu đời nhất được công nhận đợt này là sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê có niên đại cách nay khoảng 800.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.