Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội.Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý. Xưa kia, chùa là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long, bao gồm: Trấn Vũ (Quán Thánh), Huyền Thiên, Đồng Thiên (đền Kim Cổ) và Đế Thích (chùa Vua).Đất chùa trước đây nằm trên một bán đảo có hình vành khuyên, được bao quanh bởi hồ Tay Ngai, tạo thành thế quy xà hội tụ. Trên bán đảo có hai giếng Tiên rất đẹp.Tục truyền có lần Huyền Thiên đại đế qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.Quán Huyền Thiên cũng được gọi là chùa bởi nơi đây vừa thờ Thần, vừa thờ Phật và thờ Mẫu. Điều này thể hiện tinh thần tam giáo đồng nguyên của người Việt.Kiến trúc ban đầu của chùa Huyền Thiên được xác định gồm Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện, Hậu đường và hành lang hai bên trái, phải, cùng gác chuông, tam quan. Quần thể kiến trúc này tương tự các ngôi chùa lớn thời Lý - Trần.Chùa được tu bổ qua các triều đại: Thiệu Bình năm thứ 6 (1439), Cảnh Trị thứ 6 (1668), Tự Đức thứ 21 (1868), Bảo Đại thứ 5 (1930), mỗi lần tu bổ chùa lại rộng và khang trang thêm. Kiến trúc hiện tại của chùa mang đậm dấu ấn của thời Lê.Ngày nay chùa Huyền Thiên còn lưu giữ một hệ thống văn bia đồ sộ với trên 40 văn bia bằng chữ Hán, Nôm và một số văn bia Quốc ngữ chủ yếu được dựng sau năm 1954.Có thể nói đây là một di tích còn bảo tồn được lượng văn bia lớn bậc nhất ở khu phố cổ Hà Nội.Trong nhiều thế kỷ, chùa Huyền Thiên đã được coi là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Kinh thành Thăng Long.Tiếc rằng vào thời Pháp đô hộ, chính quyền thuộc địa đã cho lấp hồ Tay Ngai để mở mang phố xá, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng của chùa.Ngày nay, chùa Huyền Thiên nằm lọt thỏm trong khu dân cư đông đúc và ồn ào của phố cổ.Nhìn từ phía ngoài, chùa Huyền Thiên như bị lấn át bởi cảnh chợ búa tấp nập, huyên náo.Nhưng bước vào bên trong chùa, vẫn có thể cảm nhận những khoảng không gian thâm trầm, mang âm hưởng của thắng tích một thời...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội.
Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý. Xưa kia, chùa là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long, bao gồm: Trấn Vũ (Quán Thánh), Huyền Thiên, Đồng Thiên (đền Kim Cổ) và Đế Thích (chùa Vua).
Đất chùa trước đây nằm trên một bán đảo có hình vành khuyên, được bao quanh bởi hồ Tay Ngai, tạo thành thế quy xà hội tụ. Trên bán đảo có hai giếng Tiên rất đẹp.
Tục truyền có lần Huyền Thiên đại đế qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.
Quán Huyền Thiên cũng được gọi là chùa bởi nơi đây vừa thờ Thần, vừa thờ Phật và thờ Mẫu. Điều này thể hiện tinh thần tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Kiến trúc ban đầu của chùa Huyền Thiên được xác định gồm Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện, Hậu đường và hành lang hai bên trái, phải, cùng gác chuông, tam quan. Quần thể kiến trúc này tương tự các ngôi chùa lớn thời Lý - Trần.
Chùa được tu bổ qua các triều đại: Thiệu Bình năm thứ 6 (1439), Cảnh Trị thứ 6 (1668), Tự Đức thứ 21 (1868), Bảo Đại thứ 5 (1930), mỗi lần tu bổ chùa lại rộng và khang trang thêm. Kiến trúc hiện tại của chùa mang đậm dấu ấn của thời Lê.
Ngày nay chùa Huyền Thiên còn lưu giữ một hệ thống văn bia đồ sộ với trên 40 văn bia bằng chữ Hán, Nôm và một số văn bia Quốc ngữ chủ yếu được dựng sau năm 1954.
Có thể nói đây là một di tích còn bảo tồn được lượng văn bia lớn bậc nhất ở khu phố cổ Hà Nội.
Trong nhiều thế kỷ, chùa Huyền Thiên đã được coi là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Kinh thành Thăng Long.
Tiếc rằng vào thời Pháp đô hộ, chính quyền thuộc địa đã cho lấp hồ Tay Ngai để mở mang phố xá, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng của chùa.
Ngày nay, chùa Huyền Thiên nằm lọt thỏm trong khu dân cư đông đúc và ồn ào của phố cổ.
Nhìn từ phía ngoài, chùa Huyền Thiên như bị lấn át bởi cảnh chợ búa tấp nập, huyên náo.
Nhưng bước vào bên trong chùa, vẫn có thể cảm nhận những khoảng không gian thâm trầm, mang âm hưởng của thắng tích một thời...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.