Nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười là một ngôi đền cổ nổi tiếng về sự linh thiêng của xứ Nghệ.Theo các nguồn tư liệu, đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê. Sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích. Đến năm 1995, đền mới được tôn tạo lại như ngày nay.Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Khu đền chính gồm có ba tòa điện, từ trước đến sau là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Các công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn.Các điện thờ của đền Ông Hoàng Mười được bài trí tôn nghiêm, luôn nghi ngút khói hương và đầy ắp đồ lễ.Các họa tiết kiến trúc bằng gỗ của đền được chạm trổ công phu với các mô-típ long, lân, quy, phụng điển hình của đền chùa Việt.Là đền thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính ở đây là ông Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, chở che cuộc sống cộng đồng, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính.Ngoài ra, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Trong khuôn viên đền còn có lăng mộ Ông Hoàng Mười nằm bên con sông Cồn Mộc, kết hợp với khu đền tạo thành một tổng thể kiến trúc khá hài hòa.Cho đến nay, có rất nhiều giai thoại về thân thế Ông Hoàng Mười, vị thần chủ của đền, trong đó có cả những câu chuyện đầy màu sắc kỳ bí.Theo lời kể ở vùng Hà Tĩnh thì Ông Hoàng Mười chính là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh.Một truyền thuyết dân gian lưu truyền ở xứ Nghệ thì cho rằng Ông Hoàng Mười là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước...Theo một dị bản của truyền thuyết này, ông giáng xuống trần và trở thành Uy Minh Vương Ly Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.Một dị bản khác kể rằng ông giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới quyền Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Có lẽ, chính những giai thoại huyền bí này càng bao phủ lên đền thờ Ông Hoàng Mười một bức màn tâm linh thiêng liêng, kỳ ảo...Đền Ông Hoàng Mười có hai kỳ lễ hội lớn là lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 Âm lịch và lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 âm lịch. Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.Vì sự linh thiêng của ngôi đền, không chỉ trong những ngày lễ hội, mà quanh năm, du khách thập phương từ mọi miền lại tụ hội về xứ Nghệ, đến với đền Ông Hoàng Mười tế lễ để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc.Ngoài ra, ngôi đền cũng là một địa điểm lý tưởng để khám phá những nét văn hóa đặc sặc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận.Trên bản đồ du lịch, đền Ông Hoàng Mười đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong hành trình khám phá xứ Nghệ.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười là một ngôi đền cổ nổi tiếng về sự linh thiêng của xứ Nghệ.
Theo các nguồn tư liệu, đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê. Sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích. Đến năm 1995, đền mới được tôn tạo lại như ngày nay.
Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Khu đền chính gồm có ba tòa điện, từ trước đến sau là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Các công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn.
Các điện thờ của đền Ông Hoàng Mười được bài trí tôn nghiêm, luôn nghi ngút khói hương và đầy ắp đồ lễ.
Các họa tiết kiến trúc bằng gỗ của đền được chạm trổ công phu với các mô-típ long, lân, quy, phụng điển hình của đền chùa Việt.
Là đền thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính ở đây là ông Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, chở che cuộc sống cộng đồng, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính.
Ngoài ra, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Trong khuôn viên đền còn có lăng mộ Ông Hoàng Mười nằm bên con sông Cồn Mộc, kết hợp với khu đền tạo thành một tổng thể kiến trúc khá hài hòa.
Cho đến nay, có rất nhiều giai thoại về thân thế Ông Hoàng Mười, vị thần chủ của đền, trong đó có cả những câu chuyện đầy màu sắc kỳ bí.
Theo lời kể ở vùng Hà Tĩnh thì Ông Hoàng Mười chính là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh.
Một truyền thuyết dân gian lưu truyền ở xứ Nghệ thì cho rằng Ông Hoàng Mười là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước...
Theo một dị bản của truyền thuyết này, ông giáng xuống trần và trở thành Uy Minh Vương Ly Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
Một dị bản khác kể rằng ông giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới quyền Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Có lẽ, chính những giai thoại huyền bí này càng bao phủ lên đền thờ Ông Hoàng Mười một bức màn tâm linh thiêng liêng, kỳ ảo...
Đền Ông Hoàng Mười có hai kỳ lễ hội lớn là lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 Âm lịch và lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 âm lịch. Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.
Vì sự linh thiêng của ngôi đền, không chỉ trong những ngày lễ hội, mà quanh năm, du khách thập phương từ mọi miền lại tụ hội về xứ Nghệ, đến với đền Ông Hoàng Mười tế lễ để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc.
Ngoài ra, ngôi đền cũng là một địa điểm lý tưởng để khám phá những nét văn hóa đặc sặc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
Trên bản đồ du lịch, đền Ông Hoàng Mười đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong hành trình khám phá xứ Nghệ.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.