Trong lịch sử cuộc chiến tình báo giữa Liên Xô và Mỹ, Jack Barsky được coi là điệp viên cuối cùng của cơ quan mật vụ Liên Xô KGB trên đất Mỹ. Ảnh: Times Union.Jack Barsky tên thật là Albrecht Dittrich, sinh năm 1949 tại CHDC Đức. Khi đang học năm thứ tư ngành hóa học tại Đại học Jena, ông được Bộ An ninh quốc gia CHDC Đức (STASI) để ý vì có một lai lịch chính trị tốt và được cử theo học một khóa huấn luyện làm điệp viên. Ảnh: Spiegel.de.Sau khi tốt nghiệp đại học và đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, Dittrich được đưa đến một căn cứ quân sự Liên Xô ở ngoại ô Đông Berlin. Tại đó Dittrich gặp một người được cho là một điệp viên cấp cao của KGB. Ảnh: Atlanta Magazine.Người điệp viên này bảo rằng, Liên Xô cần những điệp viên nhiệt tình, tận tụy, và Dittrich có quyền lựa chọn để quyết định trong vòng có 24 tiếng đồng hồ. Óc tò mò, muốn khám phá nghề gián điệp đã thôi thúc Dittrich gật đầu nhận lời chào mời của điệp viên KGB. Ảnh: Theguardian.Tháng 2/1973, Dittrich bắt đầu tham gia khóa huấn luyện điệp viên tại Đông Berlin. Ông được dạy về kỹ thuật mật mã, cách thức trao nhận "hàng" và một số kỹ năng gián điệp kinh điển. Sau đó, ông tham gia một khóa học Anh ngữ và văn hóa phương Tây. Ảnh: Vintag.Vào năm 1975, ở tuổi 26, lần đầu tiên Dittrich được đưa đến Moscow. Ông được phân công tham gia nhóm những điệp viên bí mật hoạt động trên đất Mỹ. Khoảng tháng 6/1978, Dittrich hầu như đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ảnh: Flickr.Để hoạt động được ở Mỹ, Dittrich mang một vỏ bọc mới bằng giấy tờ tùy thân của Jack Barsky, một công dân người Mỹ đã chết trước đó nhiều năm.Khi chuyển đến New York, Barsky tham gia nhiều hoạt động ở địa phương, gia nhập các câu lạc bộ, các hội, làm thẻ thư viện, được cấp giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm xã hội… như một công dân Mỹ bình thường. Ảnh: Fine Art America.Để có nghề nghiệp ổn định, Jack Barsky ghi danh vào học các khóa buổi tối Cao đẳng Baruch ở New York. Năm 1984, tốt nghiệp, có bằng cấp, ông xin được việc làm lập trình viên tại một công ty bảo hiểm. Ảnh: Blogs@Baruch.Hàng tuần Jack Barsky dành nhiều giờ để giải mã các thông điệp từ Moskva gửi sang. Đôi khi ông thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất như tìm những điệp viên Liên Xô khác đang lẩn trốn, đào tẩu hoặc không liên lạc được rồi báo về trung tâm ở Moskva xử lý. Ảnh: USMC.Từ năm 1986, Barsky bắt đầu chuyển sang lấy trộm bí mật công nghệ của các ngành công nghiệp hiện đại mà Mỹ đang phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin, phần cứng máy tính… từ chính công ty mà điệp viên này đang làm việc. Ảnh: TheLocal.de.Năm 1988, Barsky nhận được lệnh quay trở về Liên Xô. Do đã thực sự gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, Barsky bảo rằng ông không thể trở về vì mắc bệnh hiểm nghèo. Kể từ đó ông cũng dừng hoạt động tình báo. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông sống tại Mỹ như một công dân Mỹ bình thường. Ảnh: CBS News.Năm 1997, Barsky bị đặc vụ FBI bắt khi đang lái xe trên đường. Họ yêu cầu Barsky phải lựa chọn, hoặc là hợp tác và trở thành điệp viên cho FBI, nếu không thì đi tù. Barsky mau chóng nhận lời hợp tác và chia sẻ với FBI những bì mật về KGB mà ông biết. Ảnh: ZetaBoards.Năm 2009, Jack Barsky được cấp thẻ thường trú nhân, và đến năm 2014, trở thành công dân Mỹ, với hộ chiếu chính thức mang tên Jack Barsky. Ảnh: BBC.Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.
Trong lịch sử cuộc chiến tình báo giữa Liên Xô và Mỹ, Jack Barsky được coi là điệp viên cuối cùng của cơ quan mật vụ Liên Xô KGB trên đất Mỹ. Ảnh: Times Union.
Jack Barsky tên thật là Albrecht Dittrich, sinh năm 1949 tại CHDC Đức. Khi đang học năm thứ tư ngành hóa học tại Đại học Jena, ông được Bộ An ninh quốc gia CHDC Đức (STASI) để ý vì có một lai lịch chính trị tốt và được cử theo học một khóa huấn luyện làm điệp viên. Ảnh: Spiegel.de.
Sau khi tốt nghiệp đại học và đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, Dittrich được đưa đến một căn cứ quân sự Liên Xô ở ngoại ô Đông Berlin. Tại đó Dittrich gặp một người được cho là một điệp viên cấp cao của KGB. Ảnh: Atlanta Magazine.
Người điệp viên này bảo rằng, Liên Xô cần những điệp viên nhiệt tình, tận tụy, và Dittrich có quyền lựa chọn để quyết định trong vòng có 24 tiếng đồng hồ. Óc tò mò, muốn khám phá nghề gián điệp đã thôi thúc Dittrich gật đầu nhận lời chào mời của điệp viên KGB. Ảnh: Theguardian.
Tháng 2/1973, Dittrich bắt đầu tham gia khóa huấn luyện điệp viên tại Đông Berlin. Ông được dạy về kỹ thuật mật mã, cách thức trao nhận "hàng" và một số kỹ năng gián điệp kinh điển. Sau đó, ông tham gia một khóa học Anh ngữ và văn hóa phương Tây. Ảnh: Vintag.
Vào năm 1975, ở tuổi 26, lần đầu tiên Dittrich được đưa đến Moscow. Ông được phân công tham gia nhóm những điệp viên bí mật hoạt động trên đất Mỹ. Khoảng tháng 6/1978, Dittrich hầu như đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ảnh: Flickr.
Để hoạt động được ở Mỹ, Dittrich mang một vỏ bọc mới bằng giấy tờ tùy thân của Jack Barsky, một công dân người Mỹ đã chết trước đó nhiều năm.
Khi chuyển đến New York, Barsky tham gia nhiều hoạt động ở địa phương, gia nhập các câu lạc bộ, các hội, làm thẻ thư viện, được cấp giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm xã hội… như một công dân Mỹ bình thường. Ảnh: Fine Art America.
Để có nghề nghiệp ổn định, Jack Barsky ghi danh vào học các khóa buổi tối Cao đẳng Baruch ở New York. Năm 1984, tốt nghiệp, có bằng cấp, ông xin được việc làm lập trình viên tại một công ty bảo hiểm. Ảnh: Blogs@Baruch.
Hàng tuần Jack Barsky dành nhiều giờ để giải mã các thông điệp từ Moskva gửi sang. Đôi khi ông thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất như tìm những điệp viên Liên Xô khác đang lẩn trốn, đào tẩu hoặc không liên lạc được rồi báo về trung tâm ở Moskva xử lý. Ảnh: USMC.
Từ năm 1986, Barsky bắt đầu chuyển sang lấy trộm bí mật công nghệ của các ngành công nghiệp hiện đại mà Mỹ đang phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin, phần cứng máy tính… từ chính công ty mà điệp viên này đang làm việc. Ảnh: TheLocal.de.
Năm 1988, Barsky nhận được lệnh quay trở về Liên Xô. Do đã thực sự gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, Barsky bảo rằng ông không thể trở về vì mắc bệnh hiểm nghèo. Kể từ đó ông cũng dừng hoạt động tình báo. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông sống tại Mỹ như một công dân Mỹ bình thường. Ảnh: CBS News.
Năm 1997, Barsky bị đặc vụ FBI bắt khi đang lái xe trên đường. Họ yêu cầu Barsky phải lựa chọn, hoặc là hợp tác và trở thành điệp viên cho FBI, nếu không thì đi tù. Barsky mau chóng nhận lời hợp tác và chia sẻ với FBI những bì mật về KGB mà ông biết. Ảnh: ZetaBoards.
Năm 2009, Jack Barsky được cấp thẻ thường trú nhân, và đến năm 2014, trở thành công dân Mỹ, với hộ chiếu chính thức mang tên Jack Barsky. Ảnh: BBC.
Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.