Tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, thành Điện Hải là một địa danh ghi dấu truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.Thành có tiền thân là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 gần cửa sông Hàn. Năm 1823, đồn dời về vị trí hiện tại, năm 1835 đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847, thành được tái thiết theo kiểu Vauban, trang bị 30 súng đại bác lớn, trở thành công trình phòng thủ quan trọng bậc nhất Đà Nẵng.Ngày 31/8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy tiến đánh cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của địch là nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, từ đó làm bàn đạp đánh Kinh thành Huế và mở rộng xâm lược ra hai miền Nam Bắc của đất nước.Nhưng ngay từ đầu, thực dân phương Tây đã bị quân và dân Đà Nẵng kháng cự một cách mãnh liệt. Thành Điện Hải đã trở thành một chốt chặn quan trọng, góp phần đánh lui những cuộc tấn công của kẻ thù.Nhưng về sau, do lực lượng của địch quá mạnh, thành Điện Hải rơi vào tay giặc. Quân ta bấy giờ do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy lui về lập phòng tuyến ở Hòa Vang để ngăn không cho địch vào sâu nội địa, đồng thời vây hãm, triệt hạ các con đường tiếp tế lương thực.Giai đoạn này, người Pháp cũng không thể kiểm soát hoàn toàn thành Điện Hải. Quân triều đình luôn bố trí xung quanh thành rất đông và sẵn sàng làm chủ lại thành, nhất là khi về đêm, khi họ dễ tác chiến hơn đối phương vì đã quá thông thuộc địa hình.Theo Đại Nam thực lục, tháng 1/1859, ta đã “đắp lũy kéo dài từ bờ biển đến các xã Phúc Ninh, Thạc Giản, bên ngoài lũy đào hố, cắm chông, che cỏ, cát lên trên, chia quân đặt phục binh, sát đến thành Điện Hải. Quân của Tây dương chia ba toán đến đánh, phục binh trỗi lên đánh, quân Tây dương sa xuống hố, quan binh giữ lũy bắn ra, quân của Tây dương phải lui”.Lâm vào thế bị động, lại không quen với thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, địch chết vì đói, vì bệnh tật rất nhiều. Cuối cùng chúng buộc phải rút khỏi Đà Nẵng vào ngày 23/3/1860, để lại dưới chân núi Sơn Trà một nghĩa địa chôn các binh sĩ của mình mà ngày nay vẫn còn (nghĩa trang Iphanho)...Sau những thăng trầm lịch sử, đến đầu thế kỷ 21, diện mạo của thành Điện Hải đã bị biến dạng rất nhiều. Vào đầu năm 2017, 80 hộ dân sống quanh thành đã được giải tỏa để trả mặt bằng cho việc trùng tu di tích. Cuối năm 2017, thành Điện Hải được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.Theo kế hoạch, từ năm 2020 thành Điện Hải bắt đầu được phục hồi nguyên trạng, và quá trình này sẽ kéo dào trong ba năm. Khi cuộc tái thiết hoàn tất, tòa thành sẽ được trả lại diện mạo lịch sử vốn có, xứng đáng với vai trò như một biểu tượng cho ý chí quật cường của người Đà Nẵng.
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm "anh cả" miền Trung.
Tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, thành Điện Hải là một địa danh ghi dấu truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thành có tiền thân là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 gần cửa sông Hàn. Năm 1823, đồn dời về vị trí hiện tại, năm 1835 đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847, thành được tái thiết theo kiểu Vauban, trang bị 30 súng đại bác lớn, trở thành công trình phòng thủ quan trọng bậc nhất Đà Nẵng.
Ngày 31/8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy tiến đánh cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của địch là nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, từ đó làm bàn đạp đánh Kinh thành Huế và mở rộng xâm lược ra hai miền Nam Bắc của đất nước.
Nhưng ngay từ đầu, thực dân phương Tây đã bị quân và dân Đà Nẵng kháng cự một cách mãnh liệt. Thành Điện Hải đã trở thành một chốt chặn quan trọng, góp phần đánh lui những cuộc tấn công của kẻ thù.
Nhưng về sau, do lực lượng của địch quá mạnh, thành Điện Hải rơi vào tay giặc. Quân ta bấy giờ do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy lui về lập phòng tuyến ở Hòa Vang để ngăn không cho địch vào sâu nội địa, đồng thời vây hãm, triệt hạ các con đường tiếp tế lương thực.
Giai đoạn này, người Pháp cũng không thể kiểm soát hoàn toàn thành Điện Hải. Quân triều đình luôn bố trí xung quanh thành rất đông và sẵn sàng làm chủ lại thành, nhất là khi về đêm, khi họ dễ tác chiến hơn đối phương vì đã quá thông thuộc địa hình.
Theo Đại Nam thực lục, tháng 1/1859, ta đã “đắp lũy kéo dài từ bờ biển đến các xã Phúc Ninh, Thạc Giản, bên ngoài lũy đào hố, cắm chông, che cỏ, cát lên trên, chia quân đặt phục binh, sát đến thành Điện Hải. Quân của Tây dương chia ba toán đến đánh, phục binh trỗi lên đánh, quân Tây dương sa xuống hố, quan binh giữ lũy bắn ra, quân của Tây dương phải lui”.
Lâm vào thế bị động, lại không quen với thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, địch chết vì đói, vì bệnh tật rất nhiều. Cuối cùng chúng buộc phải rút khỏi Đà Nẵng vào ngày 23/3/1860, để lại dưới chân núi Sơn Trà một nghĩa địa chôn các binh sĩ của mình mà ngày nay vẫn còn (nghĩa trang Iphanho)...
Sau những thăng trầm lịch sử, đến đầu thế kỷ 21, diện mạo của thành Điện Hải đã bị biến dạng rất nhiều. Vào đầu năm 2017, 80 hộ dân sống quanh thành đã được giải tỏa để trả mặt bằng cho việc trùng tu di tích. Cuối năm 2017, thành Điện Hải được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo kế hoạch, từ năm 2020 thành Điện Hải bắt đầu được phục hồi nguyên trạng, và quá trình này sẽ kéo dào trong ba năm. Khi cuộc tái thiết hoàn tất, tòa thành sẽ được trả lại diện mạo lịch sử vốn có, xứng đáng với vai trò như một biểu tượng cho ý chí quật cường của người Đà Nẵng.
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm "anh cả" miền Trung.