Nằm ở quận Đống Đa, phố Khâm Thiên ngày nay là một trong những khu phố thương mại sầm uất bậc nhất thủ đô Hà Nội. Cách đây đúng 45 năm, một tấn thảm kịch đã xảy ra trên con phố này.Vào lúc 22h30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại ở Hà Nội, hàng loạt máy bay B-52 Mỹ ồ ạt bay tràn vào ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên. Vệt bom hủy diệt kéo dài 1000m với chiều rộng 40- 50m.Trong trận bom này, 17 khối phố bị bom, trong đó bốn khối bị hủy diệt hoàn toàn. Theo thống kê, đã có 300 người thiệt mạng, 226 người bị thương, 534 ngôi nhà bị xóa sổ, hệ thống điện, nhiều công trình công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hủy. Bình quân một người dân chịu 0,08 tấn bom của Mỹ.Ngay sau khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để đào bới, cứu những người bị thương. Hoạt động tái thiết những ngày sau đó diễn ra khẩn trương. Riêng nền ba ngôi nhà liền kề số 47, 49, 51 bị san phẳng trong trận bom hủy diệt được giữ lại làm đài tưởng niệm.Trung tâm của đài tưởng niệm Khâm Thiên là bức tượng do họa sĩ Nguyễn Tự lấy nguyên mẫu từ châu dung một phụ nữ Hà Nội đã bị chết ở chân cầu thang nhà số 47 sau trận ném bom của Mỹ. Bức tượng được tạo hình ngay sau khi họa sĩ chứng kiến cảnh đổ nát tang thương ở phố Khâm Thiên.Ban đầu bức tượng được nặn bằng đất, thể hiện hình ảnh người phụ nữ đạp chân trên quả bom chưa nổ, hai tay nâng em bé bị chết. Sau đó, liên tục 18 ngày đêm không nghỉ, họa sĩ Nguyễn Tự và các họa sĩ khác đã đắp, dựng bức tượng bằng xi măng, cao 2,4 m.Đến năm 1997, bức tượng bằng xi măng được thay thế bằng bức tượng đúc bằng đồng theo nguyên mẫu cũ. Bức tượng xi măng được chuyển vào trưng bày trong nhà lưu niệm.Sau bức tượng là cột bia căm thù, được dựng đầu năm 1973. Ban đầu, bia được dựng bằng gỗ và cót ép sơn màu trắng, sau này được dựng lại bằng xi măng ốp đá hoa cương vững chãi.Quanh khuôn viên đài tưởng niệm Khâm Thiên, các mảng tường ghi dấu tích phá hoại của bom Mỹ được lưu giữ nguyên trạng.Đây là chứng tích lịch sử ghi dấu tội ác không thể nào phai mờ mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho người dân phố Khâm Thiên.Vào năm 1979, đài tưởng niệm Khâm Thiên đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Đến năm 2010, phường Khâm Thiên được nhà nước công nhận là đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.Hàng năm, vào mỗi dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn và đặc biệt là vào dịp kỉ niệm trận Điện Biên Phủ trên không, các tầng lớn nhân dân lại đến đây dâng hương tưởng niệm những người đã khuất và tri ân công lao của những người anh hùng làm nên chiến thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội.Giữa phố phường nhộn nhịp, đài tưởng niệm Khâm Thiên hiện lên như một khoảng lặng tôn nghiêm, nhắc nhở những người hàng ngày vẫn đi qua phố đừng quên về một giai đoạn lịch sử đau thương......và quan trọng hơn là giá trị không thể đo đếm của sự bình yên mà đất nước Việt Nam đang có được trong ngày hôm nay.Xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nằm ở quận Đống Đa, phố Khâm Thiên ngày nay là một trong những khu phố thương mại sầm uất bậc nhất thủ đô Hà Nội. Cách đây đúng 45 năm, một tấn thảm kịch đã xảy ra trên con phố này.
Vào lúc 22h30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại ở Hà Nội, hàng loạt máy bay B-52 Mỹ ồ ạt bay tràn vào ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên. Vệt bom hủy diệt kéo dài 1000m với chiều rộng 40- 50m.
Trong trận bom này, 17 khối phố bị bom, trong đó bốn khối bị hủy diệt hoàn toàn. Theo thống kê, đã có 300 người thiệt mạng, 226 người bị thương, 534 ngôi nhà bị xóa sổ, hệ thống điện, nhiều công trình công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hủy. Bình quân một người dân chịu 0,08 tấn bom của Mỹ.
Ngay sau khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để đào bới, cứu những người bị thương. Hoạt động tái thiết những ngày sau đó diễn ra khẩn trương. Riêng nền ba ngôi nhà liền kề số 47, 49, 51 bị san phẳng trong trận bom hủy diệt được giữ lại làm đài tưởng niệm.
Trung tâm của đài tưởng niệm Khâm Thiên là bức tượng do họa sĩ Nguyễn Tự lấy nguyên mẫu từ châu dung một phụ nữ Hà Nội đã bị chết ở chân cầu thang nhà số 47 sau trận ném bom của Mỹ. Bức tượng được tạo hình ngay sau khi họa sĩ chứng kiến cảnh đổ nát tang thương ở phố Khâm Thiên.
Ban đầu bức tượng được nặn bằng đất, thể hiện hình ảnh người phụ nữ đạp chân trên quả bom chưa nổ, hai tay nâng em bé bị chết. Sau đó, liên tục 18 ngày đêm không nghỉ, họa sĩ Nguyễn Tự và các họa sĩ khác đã đắp, dựng bức tượng bằng xi măng, cao 2,4 m.
Đến năm 1997, bức tượng bằng xi măng được thay thế bằng bức tượng đúc bằng đồng theo nguyên mẫu cũ. Bức tượng xi măng được chuyển vào trưng bày trong nhà lưu niệm.
Sau bức tượng là cột bia căm thù, được dựng đầu năm 1973. Ban đầu, bia được dựng bằng gỗ và cót ép sơn màu trắng, sau này được dựng lại bằng xi măng ốp đá hoa cương vững chãi.
Quanh khuôn viên đài tưởng niệm Khâm Thiên, các mảng tường ghi dấu tích phá hoại của bom Mỹ được lưu giữ nguyên trạng.
Đây là chứng tích lịch sử ghi dấu tội ác không thể nào phai mờ mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho người dân phố Khâm Thiên.
Vào năm 1979, đài tưởng niệm Khâm Thiên đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Đến năm 2010, phường Khâm Thiên được nhà nước công nhận là đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Hàng năm, vào mỗi dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn và đặc biệt là vào dịp kỉ niệm trận Điện Biên Phủ trên không, các tầng lớn nhân dân lại đến đây dâng hương tưởng niệm những người đã khuất và tri ân công lao của những người anh hùng làm nên chiến thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội.
Giữa phố phường nhộn nhịp, đài tưởng niệm Khâm Thiên hiện lên như một khoảng lặng tôn nghiêm, nhắc nhở những người hàng ngày vẫn đi qua phố đừng quên về một giai đoạn lịch sử đau thương...
...và quan trọng hơn là giá trị không thể đo đếm của sự bình yên mà đất nước Việt Nam đang có được trong ngày hôm nay.
Xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.