Bình An Vương Trịnh Tùng (1550-1623) là con trai của Minh khang thái vương Trịnh Kiểm với phu nhân Ngọc Bảo, con gái Thái sư Nguyễn Kim, người dựng cờ “ Phù Lê- diệt Mạc” ở nửa đầu thế kỷ 16.Chúa Trịnh Tùng là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Trong mắt người đời, ông là người tài giỏi, thiên tài quân sự bẩm sinh, bách chiến bách thắng, tạo dựng cơ nghiệp nhà Chúa.Tuy nhiên, ông cũng là được cho là người có giã tâm, thâu tóm quyền lực, giết vua… Đặc biệt, nhắc đến ông, người ta không quên nhắc tới giai thoại hai lần bị con làm phản và cách trừng trị con có phần khắc nghiệt của ông.Theo các sử liệu, chúa Trịnh có tới 20 người con trong đó người con thứ Trịnh Xuân là người khiến chúa ông nhiều phen đau đầu.Thời Trịnh Tùng làm Chúa, vua Lê như bóng mờ nơi ngai vàng, điện ngọc. Mọi quyền hành đều một tay chúa Trịnh quyết hết. Thậm chí, đến sinh mạng của vua cũng bị chúa Trịnh định đoạt khi ngược ý.Thời đó, vua Lê Kính Tông không yên được trước sự lộng quyền, hiếp đáp của chúa Trịnh. Vì thế toan một phen lật đổ liền hợp sức với vương tử Xuân, kẻ có chí khác, tham vọng lớn, muốn lên ngôi Chúa.Năm 1619, Xuân cùng vua Lê Kính Tông ngầm sai người giết Trịnh Tùng. Việc không thành, vua Kính Tông - người trước được Trịnh Tùng đưa lên ngôi, nay lại chính Trịnh Tùng bức chết. Riêng với Trịnh Xuân không thấy sử sách ghi lại là bị xử lý thế nào.Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng khi ấy 74 tuổi da mồi, tuổi cao sức yếu rồi, chuyện lập thế tử được đem ra nghị bàn. Theo đó cho con trưởng là Thanh quận công Trịnh Tráng giữ binh quyền, Xuân giữ chức phó.Nhưng Trịnh Xuân lại ấm ức không hài lòng vì mộng làm Chúa không như nguyện, vì thế đem quân làm loạn, đánh phá phủ Chúa, bức cha dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong kinh kỳ.Trịnh Tùng sau khi được gia tướng liều mình cứu nguy liền lập kế cho triệu Trịnh Xuân đến, dụ sẽ trao cho đại quyền. Gặp đứa con phản phúc, chúa Trịnh kể tội Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, rồi "sai người chặt chân Xuân cho chết”.Cùng năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, kết thúc sự nghiệp 53 năm giúp nhà Lê lấy lại giang sơn, giữ yên bờ cõi nước Đại Việt cho 4 đời vua.Nhiều người cho rằng việc việc Trịnh Tùng bị con trai mưu phản, là đạo trời trả miếng bởi khi còn sống, ông là người nổi tiếng bởi hành động giết vua. Ông không chỉ giết ông vua của triều đại đối nghịch với triều đại mình mà còn giết cả những vị vua của mình để thâu đoạt quyền bính.Tuy nhiên, ngày nay người đời có cái nhìn thiện cảm hơn với nhân vật lịch sử Bình An Vương Trịnh Tùng. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng.
Mời độc giả xem video: Điều trị bệnh gút hiệu quả bằng Đông y. Nguồn: VTC Now.
Bình An Vương Trịnh Tùng (1550-1623) là con trai của Minh khang thái vương Trịnh Kiểm với phu nhân Ngọc Bảo, con gái Thái sư Nguyễn Kim, người dựng cờ “ Phù Lê- diệt Mạc” ở nửa đầu thế kỷ 16.
Chúa Trịnh Tùng là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Trong mắt người đời, ông là người tài giỏi, thiên tài quân sự bẩm sinh, bách chiến bách thắng, tạo dựng cơ nghiệp nhà Chúa.
Tuy nhiên, ông cũng là được cho là người có giã tâm, thâu tóm quyền lực, giết vua… Đặc biệt, nhắc đến ông, người ta không quên nhắc tới giai thoại hai lần bị con làm phản và cách trừng trị con có phần khắc nghiệt của ông.
Theo các sử liệu, chúa Trịnh có tới 20 người con trong đó người con thứ Trịnh Xuân là người khiến chúa ông nhiều phen đau đầu.
Thời Trịnh Tùng làm Chúa, vua Lê như bóng mờ nơi ngai vàng, điện ngọc. Mọi quyền hành đều một tay chúa Trịnh quyết hết. Thậm chí, đến sinh mạng của vua cũng bị chúa Trịnh định đoạt khi ngược ý.
Thời đó, vua Lê Kính Tông không yên được trước sự lộng quyền, hiếp đáp của chúa Trịnh. Vì thế toan một phen lật đổ liền hợp sức với vương tử Xuân, kẻ có chí khác, tham vọng lớn, muốn lên ngôi Chúa.
Năm 1619, Xuân cùng vua Lê Kính Tông ngầm sai người giết Trịnh Tùng. Việc không thành, vua Kính Tông - người trước được Trịnh Tùng đưa lên ngôi, nay lại chính Trịnh Tùng bức chết. Riêng với Trịnh Xuân không thấy sử sách ghi lại là bị xử lý thế nào.
Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng khi ấy 74 tuổi da mồi, tuổi cao sức yếu rồi, chuyện lập thế tử được đem ra nghị bàn. Theo đó cho con trưởng là Thanh quận công Trịnh Tráng giữ binh quyền, Xuân giữ chức phó.
Nhưng Trịnh Xuân lại ấm ức không hài lòng vì mộng làm Chúa không như nguyện, vì thế đem quân làm loạn, đánh phá phủ Chúa, bức cha dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong kinh kỳ.
Trịnh Tùng sau khi được gia tướng liều mình cứu nguy liền lập kế cho triệu Trịnh Xuân đến, dụ sẽ trao cho đại quyền. Gặp đứa con phản phúc, chúa Trịnh kể tội Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, rồi "sai người chặt chân Xuân cho chết”.
Cùng năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, kết thúc sự nghiệp 53 năm giúp nhà Lê lấy lại giang sơn, giữ yên bờ cõi nước Đại Việt cho 4 đời vua.
Nhiều người cho rằng việc việc Trịnh Tùng bị con trai mưu phản, là đạo trời trả miếng bởi khi còn sống, ông là người nổi tiếng bởi hành động giết vua. Ông không chỉ giết ông vua của triều đại đối nghịch với triều đại mình mà còn giết cả những vị vua của mình để thâu đoạt quyền bính.
Tuy nhiên, ngày nay người đời có cái nhìn thiện cảm hơn với nhân vật lịch sử Bình An Vương Trịnh Tùng. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng.
Mời độc giả xem video: Điều trị bệnh gút hiệu quả bằng Đông y. Nguồn: VTC Now.