Trong hậu phủ chúa Trịnh, mỹ nữ Đặng Thị Huệ được đánh giá là một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Theo sử sách, Đặng Thị Huệ có nguồn gốc xuất thân nghèo khổ, vốn là con gái hái chè quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Hà Nội.Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ vốn là nữ tỳ. Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vịnh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Đặng Thị Huệ mắt phượng mày ngài, vẻ ngoài mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lòng.Từ đó, Đặng Thị Huệ càng ngày càng được chúa yêu quý, nói gì chúa cũng nghe và hễ có việc gì là chúa cũng bàn với. Xe kiệu, quần áo của Đặng Thị Huệ được sắm như đồ dùng của chúa, thậm chí còn được Chúa lập làm Tuyên phi Đăng Thị Huệ.Được chúa yêu chiều, Đặng Thị Huệ lộng hành. Hễ có chuyện gì không vừa ý là Huệ xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết để làm rối lòng chúa.Từ ngày sủng hạnh Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm ngày càng u mê, dẫn đến chính trị suy đồi, muôn dân than khóc. Không chỉ vậy, em trai của Tuyên Phi là Đặng Lân còn cậy thế hà hiếp bách tính, chèn ép người vô tội.Vì nghe lời Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm đã phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Sau khi Trịnh Sâm mất, nội chiến nổi lên, Trịnh Tông làm phản, chiến giữ ngôi vị. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau lâm bệnh qua đời.Phe cánh của Tuyên phi Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Huệ bị trất xuống thứ nhân, sau phải uống thuốc độc tự tử.Sách Hoàng Lê nhất thống chí chép: Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm.Sau này Tuyên phi họ Đặng trở thành đề tài cảm hứng trong nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh. Trong các tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí, Đêm hội Long Trì, người đàn bà có khuôn mặt trăng rằm… Đặng Thị Huệ được miêu tả là người phụ nữ “hồng nhan họa thủy”.Đặc biệt, trong bộ phim điện ảnh - dã sử Đêm hội Long Trì được chuyển thể từ truyện Đêm hội Long trì của Nguyễn Huy Tưởng, nhân vật Đặng Thị Huệ do diễn viên Lê Vân thủ vai đã gây xúc động mạnh mẽ.Trong Đêm hội Long Trì, Lê Vân với vẻ đẹp rực rỡ và tài năng diễn xuất tuyệt vời đã hóa thân trọn vẹn thành một Tuyên Phi tuyệt sắc nhưng đầy mưu mô. Thông qua vai diễn của Lê Vân, người xem đã hình dung được vẻ đẹp cũng như tham vong của Tuyên phi họ Đặng.Mời độc giả xem video:Cà phê đường tàu tái xuất, bất chấp lệnh cấm. Nguồn: HANOITV.
Trong hậu phủ chúa Trịnh, mỹ nữ Đặng Thị Huệ được đánh giá là một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Theo sử sách, Đặng Thị Huệ có nguồn gốc xuất thân nghèo khổ, vốn là con gái hái chè quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ vốn là nữ tỳ. Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vịnh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Đặng Thị Huệ mắt phượng mày ngài, vẻ ngoài mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lòng.
Từ đó, Đặng Thị Huệ càng ngày càng được chúa yêu quý, nói gì chúa cũng nghe và hễ có việc gì là chúa cũng bàn với. Xe kiệu, quần áo của Đặng Thị Huệ được sắm như đồ dùng của chúa, thậm chí còn được Chúa lập làm Tuyên phi Đăng Thị Huệ.
Được chúa yêu chiều, Đặng Thị Huệ lộng hành. Hễ có chuyện gì không vừa ý là Huệ xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết để làm rối lòng chúa.
Từ ngày sủng hạnh Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm ngày càng u mê, dẫn đến chính trị suy đồi, muôn dân than khóc. Không chỉ vậy, em trai của Tuyên Phi là Đặng Lân còn cậy thế hà hiếp bách tính, chèn ép người vô tội.
Vì nghe lời Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm đã phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Sau khi Trịnh Sâm mất, nội chiến nổi lên, Trịnh Tông làm phản, chiến giữ ngôi vị. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau lâm bệnh qua đời.
Phe cánh của Tuyên phi Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Huệ bị trất xuống thứ nhân, sau phải uống thuốc độc tự tử.
Sách Hoàng Lê nhất thống chí chép: Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm.
Sau này Tuyên phi họ Đặng trở thành đề tài cảm hứng trong nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh. Trong các tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí, Đêm hội Long Trì, người đàn bà có khuôn mặt trăng rằm… Đặng Thị Huệ được miêu tả là người phụ nữ “hồng nhan họa thủy”.
Đặc biệt, trong bộ phim điện ảnh - dã sử Đêm hội Long Trì được chuyển thể từ truyện Đêm hội Long trì của Nguyễn Huy Tưởng, nhân vật Đặng Thị Huệ do diễn viên Lê Vân thủ vai đã gây xúc động mạnh mẽ.
Trong Đêm hội Long Trì, Lê Vân với vẻ đẹp rực rỡ và tài năng diễn xuất tuyệt vời đã hóa thân trọn vẹn thành một Tuyên Phi tuyệt sắc nhưng đầy mưu mô. Thông qua vai diễn của Lê Vân, người xem đã hình dung được vẻ đẹp cũng như tham vong của Tuyên phi họ Đặng.
Mời độc giả xem video:Cà phê đường tàu tái xuất, bất chấp lệnh cấm. Nguồn: HANOITV.