Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong số các hoàng tử nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Cảnh chết bởi bệnh dịch khi chưa kịp làm vua.Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", hoàng tử Cảnh tức Nguyễn Phúc Cảnh (1790-1801), con trưởng của Nguyễn Phúc Ánh (người về sau lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long) và bà Thừa thiên Cao Hoàng hậu (con gái của Thái bảo Quốc công Tống Phúc Khuông).Nguyễn Phúc Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) tại Gia Định. Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Phúc Cảnh được lập làm Đông cung (thái tử), nhưng người đời vẫn thường quen gọi là hoàng tử Cảnh.Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, mùa xuân năm Quý Sửu (1793), hoàng tử Cảnh được lập làm Đông cung, phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy và ban ấn có 4 chữ "Đông cung chi ấn". Các bậc danh sĩ đương thời được sai đến để lo việc giảng học. Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao việc trấn giữ các địa phương hiểm yếu như Gia Định và Diên Khánh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa.Qua đời khi 21 tuổi, hoàng tử Cảnh để lại người vợ góa là Tống Thị Quyên và hai con trai còn nhỏ là Nguyễn Phúc Mỹ Đường và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy. Năm Gia Long thứ 16 (1817), Mỹ Đường được phong làm Ứng Hòa Công và Mỹ Thùy được phong làm Thái Bình Công.Sau khi Hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long buộc phải chọn người thay thế. Người được chọn là hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau này.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong số các hoàng tử nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Cảnh chết bởi bệnh dịch khi chưa kịp làm vua.
Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", hoàng tử Cảnh tức Nguyễn Phúc Cảnh (1790-1801), con trưởng của Nguyễn Phúc Ánh (người về sau lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long) và bà Thừa thiên Cao Hoàng hậu (con gái của Thái bảo Quốc công Tống Phúc Khuông).
Nguyễn Phúc Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) tại Gia Định. Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Phúc Cảnh được lập làm Đông cung (thái tử), nhưng người đời vẫn thường quen gọi là hoàng tử Cảnh.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, mùa xuân năm Quý Sửu (1793), hoàng tử Cảnh được lập làm Đông cung, phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy và ban ấn có 4 chữ "Đông cung chi ấn". Các bậc danh sĩ đương thời được sai đến để lo việc giảng học. Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao việc trấn giữ các địa phương hiểm yếu như Gia Định và Diên Khánh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa.
Qua đời khi 21 tuổi, hoàng tử Cảnh để lại người vợ góa là Tống Thị Quyên và hai con trai còn nhỏ là Nguyễn Phúc Mỹ Đường và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy. Năm Gia Long thứ 16 (1817), Mỹ Đường được phong làm Ứng Hòa Công và Mỹ Thùy được phong làm Thái Bình Công.
Sau khi Hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long buộc phải chọn người thay thế. Người được chọn là hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau này.