Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell. Chùa có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM.Một bức ảnh khác chụp Chùa Bà Thiên Hậu năm 1866 của Emile Gsell. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.Cổng chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh xuất bản năm 1895, ảnh của André Salles. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.Chùa Bà Thiên Hậu khoảng năm 1908. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện.Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông…Chùa Bà Thiên Hậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ 20. Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn… Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh.Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell. Chùa có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM.
Một bức ảnh khác chụp Chùa Bà Thiên Hậu năm 1866 của Emile Gsell. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.
Cổng chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh xuất bản năm 1895, ảnh của André Salles. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu khoảng năm 1908. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện.
Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.
Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông…
Chùa Bà Thiên Hậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ 20. Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn… Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh.
Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.