1. Được đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức, Bảo vật quốc gia Bia "Khiêm Cung Ký" là tấm bia đá cổ khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.Bia hình chữ nhật, trán bia hình khánh chạm nổi đồ án “long vân”. Bệ bia tạo dáng chân quỳ, chạm trổ công phu các đồ án rồng, mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Toàn bộ bia và bệ bia được đặt trên một nền đá thanh hai tầng, bốn phía có hệ thống bậc cấp.Hai mặt bia đều khắc văn tự, nội dung ghi lại quá trình xây lăng, tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của vua Tự Đức với đất nước cùng những việc riêng tư. Có thể nói, bia "Khiêm Cung Ký" có nội dung rất đặc biệt, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn.Đây cũng là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia. Về kích thước, bia "Khiêm Cung Ký" cũng là tấm bia lớn nhất trong các văn bia cùng loại ở lăng các vua nhà Nguyễn ở Huế.2. Bảo vật quốc gia Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715, là tấm bia đá lớn nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ.Hiện vật gồm có phần bia, đế bia hình rùa và bệ bia hình vuông. Phần bia có trán bia và thân bia làm từ hai loại đá khác nhau, trong đó trán bia làm bằng cẩm thạch trắng, chạm nổi đồ án “long vân”, “thủy ba”, thân bia làm bằng sa thạch màu xám.Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ, nói về công đức của chúa Nguyễn và, bày tỏ nguyện vọng của chúa về việc xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới thanh tịnh mà không phải dày công đi xa để tìm kiếm, nói cách khác là ngay tại tâm mỗi người.Giới nghiên cứu đánh giá, bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" có nhiều giá trị về văn hóa, tư tưởng, với hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn.3. Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông đào có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ngày nay, bên bờ sông còn lưu giữ hai nhà bia có giá trị lịch sử – văn hóa quan trọng của Cố đô Huế.Hai nhà bia này là nơi lưu giữ hai tấm bia đá cổ “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc của cầu Kho) và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc cầu Khánh Ninh), khắc các bản văn do đích thân vua Minh Mạng biên soạn.Hai tấm bia mang cùng một kiểu cách, được chế tác bằng đá tinh xảo, mang họa tiết đặc trưng của mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn với các hình tượng rồng, mây gió, hoa lá…Nội dung hai tấm bia cùng đề cập đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế.Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
1. Được đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức, Bảo vật quốc gia Bia "Khiêm Cung Ký" là tấm bia đá cổ khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.
Bia hình chữ nhật, trán bia hình khánh chạm nổi đồ án “long vân”. Bệ bia tạo dáng chân quỳ, chạm trổ công phu các đồ án rồng, mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Toàn bộ bia và bệ bia được đặt trên một nền đá thanh hai tầng, bốn phía có hệ thống bậc cấp.
Hai mặt bia đều khắc văn tự, nội dung ghi lại quá trình xây lăng, tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của vua Tự Đức với đất nước cùng những việc riêng tư. Có thể nói, bia "Khiêm Cung Ký" có nội dung rất đặc biệt, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn.
Đây cũng là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia. Về kích thước, bia "Khiêm Cung Ký" cũng là tấm bia lớn nhất trong các văn bia cùng loại ở lăng các vua nhà Nguyễn ở Huế.
2. Bảo vật quốc gia Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715, là tấm bia đá lớn nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ.
Hiện vật gồm có phần bia, đế bia hình rùa và bệ bia hình vuông. Phần bia có trán bia và thân bia làm từ hai loại đá khác nhau, trong đó trán bia làm bằng cẩm thạch trắng, chạm nổi đồ án “long vân”, “thủy ba”, thân bia làm bằng sa thạch màu xám.
Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ, nói về công đức của chúa Nguyễn và, bày tỏ nguyện vọng của chúa về việc xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới thanh tịnh mà không phải dày công đi xa để tìm kiếm, nói cách khác là ngay tại tâm mỗi người.
Giới nghiên cứu đánh giá, bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" có nhiều giá trị về văn hóa, tư tưởng, với hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn.
3. Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông đào có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ngày nay, bên bờ sông còn lưu giữ hai nhà bia có giá trị lịch sử – văn hóa quan trọng của Cố đô Huế.
Hai nhà bia này là nơi lưu giữ hai tấm bia đá cổ “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc của cầu Kho) và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc cầu Khánh Ninh), khắc các bản văn do đích thân vua Minh Mạng biên soạn.
Hai tấm bia mang cùng một kiểu cách, được chế tác bằng đá tinh xảo, mang họa tiết đặc trưng của mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn với các hình tượng rồng, mây gió, hoa lá…
Nội dung hai tấm bia cùng đề cập đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.