Đèn gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh, một hiện vật trong trưng bày chuyên đề Báu vật Khảo cổ học Việt Nam. Hiện vật có niên đại khoảng 2.000 năm trước, được khai quật tại Hòa Diêm, Khánh Hòa. Đèn là dạng hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, thường được trang trí rất cầu kỳ.Công cụ dệt vải bằng gỗ, niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm, tìm thấy ở Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương. Di chỉ khảo cổ học Phú Chánh là nơi có 7 ngôi mộ cổ quy tụ hiện vật thuộc các nền văn hóa Tây Hán, Óc Eo cùng các yếu tố văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn.Bộ đàn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm, được phát hiện tại xã Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng năm 2008. Đàn đã gắn liền với đời sống của người cổ xưa ở Tây Nguyên, là một nhạc khí có giá trị cao trong nghiên cứu về âm nhạc học, dân tộc học.Mô hình nhà bằng đất nung niên đại thế kỷ 1-3 được khai quật ở Cầu Giấy, Hà Nội năm 1936. Đây là một hiện vật khảo cổ cung cấp thông tin quý giá về đời sống xã hội, kiến trúc... ở Việt Nam thời kỳ đầu giai đoạn Bắc thuộc.Chiếc ấm vòi voi làm bằng đồng, niên đại thế kỷ 1-3, được khai quật tại xã Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội. Hiện vật có kiểu dáng mang yếu tố văn hóa Hán kết hợp với hình tượng voi - con vật đặc trưng của văn hóa Việt.Chậu tiền Ngũ Thù có niên đại thế kỷ 1-3, khai quật tại Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là những đồng tiền đầu tiên đươc lưu hành ở Việt Nam, và là một trong những đồng tiền xuất hiện sớm của thế giới.Bình đồng thế kỷ 1-3, khai quật ở Phú Xuyên, Hà Nội. Hiện vật có cách trang trí, kỹ thuật mang nhiều nét của văn hóa Đông Sơn, minh chứng cho sự bảo tồn của văn hóa Đông Sơn đến tận những thế kỷ đầu Công Nguyên.Gạch gốm men trắng thời Lý, thế kỷ 11-13, sưu tầm ở Hà Nội. Vật liệu trang trí kiến trúc thời Lý rất đa dạng, trong đó các loại gạch xây hoặc ốp trang trí mặt tường các cung điện, chùa tháp được trang trí rất công phu với hoa văn rồng, phượng, tiên nữ, hoa lá, sóng nước...Đầu chim phượng bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11-13, khai quật ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là loại hình vật liệu trang trí kiến trúc xuất hiện phổ biến, được gắn trên đầu nóc mái cung điện và chùa tháp thời Lý - Trần.Đầu tượng bằng đất nung, gốm men, thời Lý, khai quật tại di chỉ Quần Ngựa, Hà Nội. Đây là loạt hình hiện vật rất hiếm của thời Lý, kích thước rất nhỏ, tạo tác tinh xảo, cho thấy sự phong phú, đa dạng trong nghệ thuật tạo hình thời Lý.Thạp gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ 13-14, khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Gốm hoa nâu là loại hình đồ gốm được chế tạo công phu, đặc trưng cho kỹ nghệ sản xuất đồ gốm thời Trần.Tượng phụ nữ quý tộc làm bằng gốm hoa lam dát vàng kim, thời Lê sơ, thế kỷ 15 tìm thấy ở tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Những xác tàu cổ chở đầy đồ gốm Việt là minh chứng cho sự giao thương hàng hải mạnh mẽ giữa người Việt với các nước láng giềng thời Trung đại.Tượng nghê bằng đồng, niên đại thế kỷ 16. Nghê là một linh vật đặc trưng của văn hóa Việt. Qua các thời kỳ, hình tượng nghê có sự tạo hình khác nhau, được tạo tác trên nhiều chất liệu như đá, đất nung, gốm, đồng.Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa bằng đá, thế kỷ 8-9, khai quật tại Thánh địa Cát Tiên, Lâm Đồng. Cho đến nay, chủ nhân của di chỉ Cát Tiên vẫn chưa được xác định rõ ràng.Tượng Shiva yogi (thần Shiva trong hình ảnh nhà tu khổ hạnh) bằng đá cát, văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 12-13, khai quật tại gò Tháp Mẫm, Bình Định. Điêu khắc là loại hình nghệ thuật đạt được thành tựu xuất sắc của Chăm Pa - một nền văn hóa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Đèn gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh, một hiện vật trong trưng bày chuyên đề Báu vật Khảo cổ học Việt Nam. Hiện vật có niên đại khoảng 2.000 năm trước, được khai quật tại Hòa Diêm, Khánh Hòa. Đèn là dạng hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, thường được trang trí rất cầu kỳ.
Công cụ dệt vải bằng gỗ, niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm, tìm thấy ở Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương. Di chỉ khảo cổ học Phú Chánh là nơi có 7 ngôi mộ cổ quy tụ hiện vật thuộc các nền văn hóa Tây Hán, Óc Eo cùng các yếu tố văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn.
Bộ đàn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm, được phát hiện tại xã Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng năm 2008. Đàn đã gắn liền với đời sống của người cổ xưa ở Tây Nguyên, là một nhạc khí có giá trị cao trong nghiên cứu về âm nhạc học, dân tộc học.
Mô hình nhà bằng đất nung niên đại thế kỷ 1-3 được khai quật ở Cầu Giấy, Hà Nội năm 1936. Đây là một hiện vật khảo cổ cung cấp thông tin quý giá về đời sống xã hội, kiến trúc... ở Việt Nam thời kỳ đầu giai đoạn Bắc thuộc.
Chiếc ấm vòi voi làm bằng đồng, niên đại thế kỷ 1-3, được khai quật tại xã Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội. Hiện vật có kiểu dáng mang yếu tố văn hóa Hán kết hợp với hình tượng voi - con vật đặc trưng của văn hóa Việt.
Chậu tiền Ngũ Thù có niên đại thế kỷ 1-3, khai quật tại Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là những đồng tiền đầu tiên đươc lưu hành ở Việt Nam, và là một trong những đồng tiền xuất hiện sớm của thế giới.
Bình đồng thế kỷ 1-3, khai quật ở Phú Xuyên, Hà Nội. Hiện vật có cách trang trí, kỹ thuật mang nhiều nét của văn hóa Đông Sơn, minh chứng cho sự bảo tồn của văn hóa Đông Sơn đến tận những thế kỷ đầu Công Nguyên.
Gạch gốm men trắng thời Lý, thế kỷ 11-13, sưu tầm ở Hà Nội. Vật liệu trang trí kiến trúc thời Lý rất đa dạng, trong đó các loại gạch xây hoặc ốp trang trí mặt tường các cung điện, chùa tháp được trang trí rất công phu với hoa văn rồng, phượng, tiên nữ, hoa lá, sóng nước...
Đầu chim phượng bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11-13, khai quật ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là loại hình vật liệu trang trí kiến trúc xuất hiện phổ biến, được gắn trên đầu nóc mái cung điện và chùa tháp thời Lý - Trần.
Đầu tượng bằng đất nung, gốm men, thời Lý, khai quật tại di chỉ Quần Ngựa, Hà Nội. Đây là loạt hình hiện vật rất hiếm của thời Lý, kích thước rất nhỏ, tạo tác tinh xảo, cho thấy sự phong phú, đa dạng trong nghệ thuật tạo hình thời Lý.
Thạp gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ 13-14, khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Gốm hoa nâu là loại hình đồ gốm được chế tạo công phu, đặc trưng cho kỹ nghệ sản xuất đồ gốm thời Trần.
Tượng phụ nữ quý tộc làm bằng gốm hoa lam dát vàng kim, thời Lê sơ, thế kỷ 15 tìm thấy ở tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Những xác tàu cổ chở đầy đồ gốm Việt là minh chứng cho sự giao thương hàng hải mạnh mẽ giữa người Việt với các nước láng giềng thời Trung đại.
Tượng nghê bằng đồng, niên đại thế kỷ 16. Nghê là một linh vật đặc trưng của văn hóa Việt. Qua các thời kỳ, hình tượng nghê có sự tạo hình khác nhau, được tạo tác trên nhiều chất liệu như đá, đất nung, gốm, đồng.
Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa bằng đá, thế kỷ 8-9, khai quật tại Thánh địa Cát Tiên, Lâm Đồng. Cho đến nay, chủ nhân của di chỉ Cát Tiên vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Tượng Shiva yogi (thần Shiva trong hình ảnh nhà tu khổ hạnh) bằng đá cát, văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 12-13, khai quật tại gò Tháp Mẫm, Bình Định. Điêu khắc là loại hình nghệ thuật đạt được thành tựu xuất sắc của Chăm Pa - một nền văn hóa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.