Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).
Tổng thể lăng Khải Định là một khối nổi hình chữ nhật, gồm 127 bậc thang, trong đó qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, 29 bậc tiếp theo dẫn đến Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.
Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm. Các trụ cổng được đắp tượng rồng rất lớn.
Trên sân có hai dãy tả - hữu tòng tự.
Cung Thiên Định nằm cao nhất gồm 5 phần liền nhau: Tả, Hữu Trực phòng hai bên, điện Khải Thành, Bửu Tán ở chính giữa.
Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí bằng những phù điêu ghép từ sành, sứ, thủy tinh rất tinh xảo, thể hiện sự sáng tạo đỉnh cao của các nghệ nhân.
Kiếm bạc, kiếm đồng khảm tam khí thời Nguyễn (1802 - 1945).
Cùng với các di tích nổi tiếng khác trong quần thể di tích Cố đô Huế, lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).
Tổng thể lăng Khải Định là một khối nổi hình chữ nhật, gồm 127 bậc thang, trong đó qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, 29 bậc tiếp theo dẫn đến Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.
Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm. Các trụ cổng được đắp tượng rồng rất lớn.
Trên sân có hai dãy tả - hữu tòng tự.
Cung Thiên Định nằm cao nhất gồm 5 phần liền nhau: Tả, Hữu Trực phòng hai bên, điện Khải Thành, Bửu Tán ở chính giữa.
Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí bằng những phù điêu ghép từ sành, sứ, thủy tinh rất tinh xảo, thể hiện sự sáng tạo đỉnh cao của các nghệ nhân.
Kiếm bạc, kiếm đồng khảm tam khí thời Nguyễn (1802 - 1945).
Cùng với các di tích nổi tiếng khác trong quần thể di tích Cố đô Huế, lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.