1. Nằm bên bờ sông Hương, Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một trong những nhà thủy tạ cổ được dùng làm là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.Theo sử sách, Nghênh Lương Tạ được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, từ thời vua Khải Định trở về sau được gọi là Nghênh Lương Đình. Công trình trải qua những lần trùng tu lớn vào năm 1903 và 1918.Về tổng thể, Nghênh Lương Đình có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình.Nghênh Lương Đình cũng nổi tiếng là một vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng.2. Nằm ở phía Đông của khuôn viên cung Diên Thọ trong Tử Cấm Thành Huế, Trường Du Tạ là nơi hóng mát, tiêu dao cho các bà Hoàng thái hậu triều Nguyễn, công trình được dựng vào năm 1849 trong lần đại tu cung Gia Thọ, chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết của bà Từ Dụ.Nhà tạ dựng trên hồ nước hình chữ nhật chiều dài 28 mét, chiều rộng 20 mét, quay về hướng Nam, mặt Bắc thông với điện chính. Mặt bằng kiến trúc khu nhà bằng nửa diện tích mặt hồ.Tạ Trường Du có kết cẩu kiểu nhà rường truyền thống Huế với hình thức vuông (phương đình), một gian bốn chái, 16 cột trụ. Ba mặt nhà tạ giáp hồ nước có lối đi hẹp với lan can bao quanh. Nền tạ lát gạch hoa, vách gỗ trổ cửa sổ xung quanh bốn mặt nên rất thông thoáng.Mặt phía Nam của tạ Trường Du có một gian nhà vỏ cua được gọi là đình Lương Phong. Trước đình Lương Phong đắp hai hòn non bộ, trên đó có mô hình 5 cái am nhỏ.Nhìn chung, tạ Trường Du là một công trình kiến trúc tương đối nhỏ và đơn giản nhưng mang vẻ đẹp hài hòa và thơ mộng do đặt trong một không gian hợp lý. Ngày nay nhà thủy tạ này là nơi tham quan, nghỉ chân được du khách ưa thích mỗi khi ghé thăm Hoàng thành Huế.3. Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức ở Huế, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai nhà thủy tạ có kiến trúc đặc sắc, có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.Cả hai nhà tạ này cùng được xây dựng vào năm 1864, dưới triều Tự Đức. Xung Khiêm Tạ (trái) nằm ở phía Bắc hồ Lưu Khiêm, còn Dũ Khiêm Tạ (phải) nằm ở phía Tây, cùng có hướng nhìn quay ra mặt hồ.Xung Khiêm Tạ bao gồm hai bộ phận Chính doanh và Tiền doanh được nối với nhau bằng một thừa lưu. Tiền doanh là một công trình được dựng trên mặt nước với hệ thống trên 16 cột chính và 18 trụ đỡ được cố định dưới đáy hồ. Chính doanh là không gian sinh hoạt chính, có phần nền nằm trên mặt đất, kết cấu như một ngôi nhà rường có 6 gian bằng gỗ.Dũ Khiêm Tạ có quy mô nhỏ hơn, được chế tác theo hệ khung gỗ truyền thống của Huế: cột – kèo – xuyên – trến, là một tổ hợp bao gồm ba gian nhà được ghép với nhau theo trục dọc của công trình, với ba cao độ chênh lệch nhau.Cùng chung một hình thức nhà tạ nhưng hai công trình có chức năng không giống nhau. Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ. Dũ Khiêm Tạ là một bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du hồ nước. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hai nhà tạ này mang một tỷ lệ kiến trúc hoàn hảo, hòa hợp với cảnh trí trữ tình ở hồ Lưu Khiêm.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
1. Nằm bên bờ sông Hương, Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một trong những nhà thủy tạ cổ được dùng làm là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Theo sử sách, Nghênh Lương Tạ được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, từ thời vua Khải Định trở về sau được gọi là Nghênh Lương Đình. Công trình trải qua những lần trùng tu lớn vào năm 1903 và 1918.
Về tổng thể, Nghênh Lương Đình có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.
Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình.
Nghênh Lương Đình cũng nổi tiếng là một vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng.
2. Nằm ở phía Đông của khuôn viên cung Diên Thọ trong Tử Cấm Thành Huế, Trường Du Tạ là nơi hóng mát, tiêu dao cho các bà Hoàng thái hậu triều Nguyễn, công trình được dựng vào năm 1849 trong lần đại tu cung Gia Thọ, chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết của bà Từ Dụ.
Nhà tạ dựng trên hồ nước hình chữ nhật chiều dài 28 mét, chiều rộng 20 mét, quay về hướng Nam, mặt Bắc thông với điện chính. Mặt bằng kiến trúc khu nhà bằng nửa diện tích mặt hồ.
Tạ Trường Du có kết cẩu kiểu nhà rường truyền thống Huế với hình thức vuông (phương đình), một gian bốn chái, 16 cột trụ. Ba mặt nhà tạ giáp hồ nước có lối đi hẹp với lan can bao quanh. Nền tạ lát gạch hoa, vách gỗ trổ cửa sổ xung quanh bốn mặt nên rất thông thoáng.
Mặt phía Nam của tạ Trường Du có một gian nhà vỏ cua được gọi là đình Lương Phong. Trước đình Lương Phong đắp hai hòn non bộ, trên đó có mô hình 5 cái am nhỏ.
Nhìn chung, tạ Trường Du là một công trình kiến trúc tương đối nhỏ và đơn giản nhưng mang vẻ đẹp hài hòa và thơ mộng do đặt trong một không gian hợp lý. Ngày nay nhà thủy tạ này là nơi tham quan, nghỉ chân được du khách ưa thích mỗi khi ghé thăm Hoàng thành Huế.
3. Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức ở Huế, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai nhà thủy tạ có kiến trúc đặc sắc, có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.
Cả hai nhà tạ này cùng được xây dựng vào năm 1864, dưới triều Tự Đức. Xung Khiêm Tạ (trái) nằm ở phía Bắc hồ Lưu Khiêm, còn Dũ Khiêm Tạ (phải) nằm ở phía Tây, cùng có hướng nhìn quay ra mặt hồ.
Xung Khiêm Tạ bao gồm hai bộ phận Chính doanh và Tiền doanh được nối với nhau bằng một thừa lưu. Tiền doanh là một công trình được dựng trên mặt nước với hệ thống trên 16 cột chính và 18 trụ đỡ được cố định dưới đáy hồ. Chính doanh là không gian sinh hoạt chính, có phần nền nằm trên mặt đất, kết cấu như một ngôi nhà rường có 6 gian bằng gỗ.
Dũ Khiêm Tạ có quy mô nhỏ hơn, được chế tác theo hệ khung gỗ truyền thống của Huế: cột – kèo – xuyên – trến, là một tổ hợp bao gồm ba gian nhà được ghép với nhau theo trục dọc của công trình, với ba cao độ chênh lệch nhau.
Cùng chung một hình thức nhà tạ nhưng hai công trình có chức năng không giống nhau. Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ. Dũ Khiêm Tạ là một bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du hồ nước. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hai nhà tạ này mang một tỷ lệ kiến trúc hoàn hảo, hòa hợp với cảnh trí trữ tình ở hồ Lưu Khiêm.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.