1. Tý - Chuột. Tượng chuột trong bộ tượng 12 con giáp bằng ngọc của cung đình triều Nguyễn, có niên đại từ thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
2. Sửu - Trâu. Tượng trâu đá trong Bảo vật quốc gia - Bộ tượng linh thú chùa Phật Tích, có niên đại từ thời Lý (thế kỷ 11), lưu giữ tại chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). 3. Dần - Hổ. Tượng hổ đá có nguồn gốc ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), niên đại vào thời Trần (thế kỷ 13-14), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 4. Mão - Mèo. Tượng mèo làm bằng gốm men nâu có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 5. Long - Rồng. Hình tượng rồng bằng đá trên Bảo vật quốc gia - Bộ thành bậc điện Kính Thiên, có niên đại vào thời Lê sơ (thế kỷ 15), hiện vật của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). 6. Tỵ - Rắn. Cặp tượng rắn đầu người làm bằng gốm men trắng, có niên đại vào thời Nguyễn (thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 7. Ngọ - Ngựa. Tượng ngựa bằng đá có niên đại vào thời Lê trung hưng (thế kỷ 18), hiện vật của khu lăng mộ Quận Mãn (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). 8. Mùi - Dê. Tượng dê (hoặc cừu) bằng đá có niên đại vào thời thuộc Hán (thế kỷ 2), hiện vật của chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). 9. Thân - Khỉ. Hai bức tượng khỉ bằng đá trong bộ tượng Bộ khỉ tam không, khai quật ở tháp Chương Sơn (Nam Định), có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 10. Dậu - Gà. Ấm gốm hình gà (hoặc chim), khai quật tại con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam), là sản phẩm của lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), niên đại vào thời Hậu Lê, thế kỷ 15-16, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP. HCM. 11. Tuất - Chó. Tượng chó bằng đá có niên đại vào thời Lê trung hưng (thế kỷ 18), hiện vật của khu lăng mộ Quận Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội). 12. Hợi - Lợn. Hình tượng lợn trên Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ bảy trong Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, niên đại vào thế kỷ 19, hiện vật của Hoàng thành Huế.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Tý - Chuột. Tượng chuột trong bộ tượng 12 con giáp bằng ngọc của cung đình triều Nguyễn, có niên đại từ thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
2. Sửu - Trâu. Tượng trâu đá trong Bảo vật quốc gia - Bộ tượng linh thú chùa Phật Tích, có niên đại từ thời Lý (thế kỷ 11), lưu giữ tại chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
3. Dần - Hổ. Tượng hổ đá có nguồn gốc ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), niên đại vào thời Trần (thế kỷ 13-14), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
4. Mão - Mèo. Tượng mèo làm bằng gốm men nâu có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
5. Long - Rồng. Hình tượng rồng bằng đá trên Bảo vật quốc gia - Bộ thành bậc điện Kính Thiên, có niên đại vào thời Lê sơ (thế kỷ 15), hiện vật của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
6. Tỵ - Rắn. Cặp tượng rắn đầu người làm bằng gốm men trắng, có niên đại vào thời Nguyễn (thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
7. Ngọ - Ngựa. Tượng ngựa bằng đá có niên đại vào thời Lê trung hưng (thế kỷ 18), hiện vật của khu lăng mộ Quận Mãn (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
8. Mùi - Dê. Tượng dê (hoặc cừu) bằng đá có niên đại vào thời thuộc Hán (thế kỷ 2), hiện vật của chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
9. Thân - Khỉ. Hai bức tượng khỉ bằng đá trong bộ tượng Bộ khỉ tam không, khai quật ở tháp Chương Sơn (Nam Định), có niên đại vào thời Lý (thế kỷ 11-13), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
10. Dậu - Gà. Ấm gốm hình gà (hoặc chim), khai quật tại con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam), là sản phẩm của lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), niên đại vào thời Hậu Lê, thế kỷ 15-16, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.
11. Tuất - Chó. Tượng chó bằng đá có niên đại vào thời Lê trung hưng (thế kỷ 18), hiện vật của khu lăng mộ Quận Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội).
12. Hợi - Lợn. Hình tượng lợn trên Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ bảy trong Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, niên đại vào thế kỷ 19, hiện vật của Hoàng thành Huế.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.