Nằm ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thuộc là một di tích gắn liền với tên tuổi của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và triều đại Tây Sơn cuối thế kỷ 18.Tương truyền, sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, vùng đất Kiên Mỹ quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn bị hủy hoại, ly tán... Trên nền nhà cũ của của ông bà Hồ Phi Phúc - đấng sinh thành của ba anh em nhà Tây Sơn, nhân dân đã dựng lên một ngôi đình để bí mật thờ “Ba ngài Tây Sơn”.Trong suốt một thế kỷ, khi đình bị phá, nhân dân lại xây miếu, miếu đổ lại dựng điện, điện xuống cấp thì xây đền thờ tri ân công đức các bậc anh hùng dân tộc... Đền thờ hiện tại đã được xây lại trong thời gian gần đây.Công trình ngoài cùng củaa đền Tây Sơn Tam Kiệt là nghi môn với bốn trụ lớn, hai trụ bên trong cao hơn hai trụ bên ngoài. Trên hai trụ chính có dòng chữ “Tây Sơn Điện”, hai bên là câu đối viết bằng chữ Nho.Công trình trung tâm là khu đền thờ có kiến trúc kiểu chữ đinh, góc mái cong hình mũi thuyền, trang trí hoa văn cá hóa rồng. Trên nóc đền là hình “lưỡng long chầu nguyệt” với chân 5 móng, vảy đính bằng các loại mảnh sứ và thủy tinh xanh, vàng rất sinh động.Nội thất của đền gồm hai gian tiền điện và hậu điện. Tiền điện là nơi đặt án thờ công đồng và tổ tiên dòng họ nhà Tây Sơn.Hậu điện gồm ba gian nhỏ, trong đó gian chính giữa đặt án và tượng thờ ba anh em nhà Tây Sơn: ở giữa là Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, bên phải là Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc, bên trái là Đông Định Vương - Nguyễn Lữ. Gian bên trái thờ các quan văn, gian bên phải thờ các quan võ.Phía trước tiền điện có nhà dẫn, hai bên hai hàng cột to trang trí rồng, mây. Đầu nhà dẫn có một tấm bia bằng đá granite màu đỏ, ghi tóm tắt nội dung lịch sử đền thờ bằng chữ quốc ngữ.Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt còn có hai di vật gắn với sự phát tích của triều đại Tây Sơn. Đầu tiên là giếng nước cổ của gia đình ông Hồ Phi Phúc.Giếng được ghép bằng đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m. Vào năm 1998, trên giếng xây thêm nhà mái che dạng cổ lầu, thành giếng được bảo vệ bằng khung gỗ.Đối diện với giếng nước qua sân trước đền là cây me cổ thụ, gốc có chu vi 3,9 mét, tán rộng đến 30 mét, cành lá rậm rạp. Cây do ông Hồ Phi Phúc trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.Ngoài giá trị tạo cảnh quan, cây me còn có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử, là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn của phong trào Tây Sơn trong lòng dân tộc.Ngược dòng lịch sử, trong bối cảnh đất nước loạn lạc vào thế kỷ 18, ba anh em nhà Tây Sơn đã phát động phong trào nông dân lập nhiều chiến công vang dội.Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.Triều đại nhà Tây Sơn thành lập với nhiều chính sách tiến bộ, trong đó nổi bật vai trò của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ông là một thiên tài quân sự của Việt Nam với chiến công nổi bật là đánh bại quân Xiêm năm 1785 và đánh bại quân Thanh năm 1789.Với những giá trị lịch sử đặc biệt, khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng các di tích trong khu vực gắn với tên tuổi ba vị anh hùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thuộc là một di tích gắn liền với tên tuổi của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và triều đại Tây Sơn cuối thế kỷ 18.
Tương truyền, sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, vùng đất Kiên Mỹ quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn bị hủy hoại, ly tán... Trên nền nhà cũ của của ông bà Hồ Phi Phúc - đấng sinh thành của ba anh em nhà Tây Sơn, nhân dân đã dựng lên một ngôi đình để bí mật thờ “Ba ngài Tây Sơn”.
Trong suốt một thế kỷ, khi đình bị phá, nhân dân lại xây miếu, miếu đổ lại dựng điện, điện xuống cấp thì xây đền thờ tri ân công đức các bậc anh hùng dân tộc... Đền thờ hiện tại đã được xây lại trong thời gian gần đây.
Công trình ngoài cùng củaa đền Tây Sơn Tam Kiệt là nghi môn với bốn trụ lớn, hai trụ bên trong cao hơn hai trụ bên ngoài. Trên hai trụ chính có dòng chữ “Tây Sơn Điện”, hai bên là câu đối viết bằng chữ Nho.
Công trình trung tâm là khu đền thờ có kiến trúc kiểu chữ đinh, góc mái cong hình mũi thuyền, trang trí hoa văn cá hóa rồng. Trên nóc đền là hình “lưỡng long chầu nguyệt” với chân 5 móng, vảy đính bằng các loại mảnh sứ và thủy tinh xanh, vàng rất sinh động.
Nội thất của đền gồm hai gian tiền điện và hậu điện. Tiền điện là nơi đặt án thờ công đồng và tổ tiên dòng họ nhà Tây Sơn.
Hậu điện gồm ba gian nhỏ, trong đó gian chính giữa đặt án và tượng thờ ba anh em nhà Tây Sơn: ở giữa là Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, bên phải là Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc, bên trái là Đông Định Vương - Nguyễn Lữ. Gian bên trái thờ các quan văn, gian bên phải thờ các quan võ.
Phía trước tiền điện có nhà dẫn, hai bên hai hàng cột to trang trí rồng, mây. Đầu nhà dẫn có một tấm bia bằng đá granite màu đỏ, ghi tóm tắt nội dung lịch sử đền thờ bằng chữ quốc ngữ.
Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt còn có hai di vật gắn với sự phát tích của triều đại Tây Sơn. Đầu tiên là giếng nước cổ của gia đình ông Hồ Phi Phúc.
Giếng được ghép bằng đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m. Vào năm 1998, trên giếng xây thêm nhà mái che dạng cổ lầu, thành giếng được bảo vệ bằng khung gỗ.
Đối diện với giếng nước qua sân trước đền là cây me cổ thụ, gốc có chu vi 3,9 mét, tán rộng đến 30 mét, cành lá rậm rạp. Cây do ông Hồ Phi Phúc trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.
Ngoài giá trị tạo cảnh quan, cây me còn có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử, là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn của phong trào Tây Sơn trong lòng dân tộc.
Ngược dòng lịch sử, trong bối cảnh đất nước loạn lạc vào thế kỷ 18, ba anh em nhà Tây Sơn đã phát động phong trào nông dân lập nhiều chiến công vang dội.
Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.
Triều đại nhà Tây Sơn thành lập với nhiều chính sách tiến bộ, trong đó nổi bật vai trò của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ông là một thiên tài quân sự của Việt Nam với chiến công nổi bật là đánh bại quân Xiêm năm 1785 và đánh bại quân Thanh năm 1789.
Với những giá trị lịch sử đặc biệt, khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng các di tích trong khu vực gắn với tên tuổi ba vị anh hùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.