Khi nhắc tới hoàng đế Napoleon, nhiều người nghĩ ngay đến những chiến công hiển hách của nhà quân sự, nhà chính trị xuất chúng của nước Pháp đầu thế kỷ 19. Cuộc đời của ông hoàng này có nhiều thăng trầm. Trong số này, một bí ẩn lớn xảy ra sau khi ông chết.Cụ thể, Napoleon nhận thất bại to lớn trong trận Waterloo năm 1815. Sự kiện này buộc ông phải thoái vị và chịu án đi đày trên đảo St. Helena hoang vắng ở phía nam Đại Tây dương. Sáu năm sau, vị hoàng đế lừng lẫy một thời của nước Pháp qua đời.Sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi diễn ra nhằm xác định nguyên nhân tử vong của Napoleon. Kết quả, bác sĩ khẳng định ung thư dạ dày là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hoàng đế Pháp từng làm rung chuyển châu Âu.Tham gia cuộc khám nghiệm tử thi đó có 17 người. Trong số này có 7 bác sĩ người Anh, 2 hầu cận của Napoleon, linh mục Abbé Ange Vignali và người đầy tớ Ali.Trước sự chứng kiến của mọi người, bác sĩ Antommarchi cắt bỏ gan và ruột của Napoleon và thả chúng vào bình rượu etylic để làm khám nghiệm tử thi. Thế nhưng, không ai có thể ngờ, trong quá trình làm việc và tình hình lộn xộn do trong phòng có đông người, bác sĩ Antommarchi bí mật cắt "của quý" của Napoleon rồi giấu đi.Ban đầu, "của quý" của Napoleon được bác sĩ Antommarchi giao cho linh mục Vignali. Về sau, linh mục này mang phần thi thể của ông hoàng nước Pháp lên tàu vượt qua Đại Tây Dương đến Corsica - quê hương của nhà vua xấu số.Khi linh mục Vignali qua đời, gia đình tiếp tục bảo quản và cất giữ "của quý" của Napoleon cho đến năm 1916. Em gái của linh mục Vignali từng bảo quản "của quý" trước khi trao lại cho con trai - ông Charles-Marie Gianettini.Vào năm 1916, nhà sưu tập người Anh Maggs Bros mua chiếc hộp đựng thứ được cho là "của quý" của Napoleon từ tay ông Gianettini. 8 năm sau, ông bán lại cho nhà bán sách cổ vật huyền thoại người Mỹ, Tiến sĩ ASW Rosenbach, ở Philadelphia, Mỹ với giá 400 bảng Anh.Ông Rosenbach từng cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan mượn trưng bày "của quý" của Napoleon. Sau đó, phần thi thể được cho là của hoàng đế nước Pháp qua tay nhiều người chủ.Bác sĩ tiết niệu John Lattimer được biết đến là người cuối cùng sở hữu "của quý" của Napoleon. Vào năm 2007, ông qua đời và bà Evan, con gái giáo sư kế thừa. Kể từ đó, không còn thông tin nào về việc này. Hiện số phận bộ phận cơ thể bị đánh cắp của Napoleon trở thành ẩn số lớn.Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Khi nhắc tới hoàng đế Napoleon, nhiều người nghĩ ngay đến những chiến công hiển hách của nhà quân sự, nhà chính trị xuất chúng của nước Pháp đầu thế kỷ 19. Cuộc đời của ông hoàng này có nhiều thăng trầm. Trong số này, một bí ẩn lớn xảy ra sau khi ông chết.
Cụ thể, Napoleon nhận thất bại to lớn trong trận Waterloo năm 1815. Sự kiện này buộc ông phải thoái vị và chịu án đi đày trên đảo St. Helena hoang vắng ở phía nam Đại Tây dương. Sáu năm sau, vị hoàng đế lừng lẫy một thời của nước Pháp qua đời.
Sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi diễn ra nhằm xác định nguyên nhân tử vong của Napoleon. Kết quả, bác sĩ khẳng định ung thư dạ dày là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hoàng đế Pháp từng làm rung chuyển châu Âu.
Tham gia cuộc khám nghiệm tử thi đó có 17 người. Trong số này có 7 bác sĩ người Anh, 2 hầu cận của Napoleon, linh mục Abbé Ange Vignali và người đầy tớ Ali.
Trước sự chứng kiến của mọi người, bác sĩ Antommarchi cắt bỏ gan và ruột của Napoleon và thả chúng vào bình rượu etylic để làm khám nghiệm tử thi. Thế nhưng, không ai có thể ngờ, trong quá trình làm việc và tình hình lộn xộn do trong phòng có đông người, bác sĩ Antommarchi bí mật cắt "của quý" của Napoleon rồi giấu đi.
Ban đầu, "của quý" của Napoleon được bác sĩ Antommarchi giao cho linh mục Vignali. Về sau, linh mục này mang phần thi thể của ông hoàng nước Pháp lên tàu vượt qua Đại Tây Dương đến Corsica - quê hương của nhà vua xấu số.
Khi linh mục Vignali qua đời, gia đình tiếp tục bảo quản và cất giữ "của quý" của Napoleon cho đến năm 1916. Em gái của linh mục Vignali từng bảo quản "của quý" trước khi trao lại cho con trai - ông Charles-Marie Gianettini.
Vào năm 1916, nhà sưu tập người Anh Maggs Bros mua chiếc hộp đựng thứ được cho là "của quý" của Napoleon từ tay ông Gianettini. 8 năm sau, ông bán lại cho nhà bán sách cổ vật huyền thoại người Mỹ, Tiến sĩ ASW Rosenbach, ở Philadelphia, Mỹ với giá 400 bảng Anh.
Ông Rosenbach từng cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan mượn trưng bày "của quý" của Napoleon. Sau đó, phần thi thể được cho là của hoàng đế nước Pháp qua tay nhiều người chủ.
Bác sĩ tiết niệu John Lattimer được biết đến là người cuối cùng sở hữu "của quý" của Napoleon. Vào năm 2007, ông qua đời và bà Evan, con gái giáo sư kế thừa. Kể từ đó, không còn thông tin nào về việc này. Hiện số phận bộ phận cơ thể bị đánh cắp của Napoleon trở thành ẩn số lớn.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.