Theo World Atlas, thế giới hiện nay có 6 châu lục, gồm: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Một số ý kiến cho rằng có 7 châu lục vì châu Mỹ tách ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm này chưa được thế giới công nhận.Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới với tổng diện tích đất liền 44.579.000 km2, chiếm 8,6% diện tích của bề mặt Trái Đất, 30% diện tích đất liền trên thế giới.Có diện tích tự nhiên hơn 8,5 triệu km2, châu Đại Dương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trên Trái Đất.Châu Á đông nhất thế giới, với hơn 4,1 tỷ người (dân số toàn thế giới hơn 7,5 tỷ người). Trong đó, Trung Quốc khoảng 1,4 tỷ người, Ấn Độ 1,3 tỷ người. Đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới.Có diện tích tự nhiên 42,5 triệu km2, châu Mỹ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, sau châu Á. Xếp thứ ba là châu Phi (hơn 30 triệu km2), thứ tư là châu Nam Cực (hơn 14 triệu km2), diện tích châu Âu xếp thứ năm (10,1 triệu km2).Ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở châu Á. Đó chính là ngọn Everest nằm trên dãy Himalaya, ngăn cách 2 quốc gia Trung Quốc và Nepal.Hoang mạc lớn nhất thế giới chính là châu Nam Cực, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Nam Cực cũng là khu vực khô hạn nhất trên Trái Đất. Nơi đây có nhiều vùng hàng trăm năm không hề có mưa, tiêu biểu như Thung lũng McMurdo (thung lũng Khô) các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất.Sông Amazon ở châu Mỹ dài nhất thế giới, chiếm khoảng 20% lượng nước cung cấp cho các đại dương. Cùng sông Nile ở châu Phi, đây là một trong 2 con sông dài nhất thế giới.
Theo World Atlas, thế giới hiện nay có 6 châu lục, gồm: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Một số ý kiến cho rằng có 7 châu lục vì châu Mỹ tách ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm này chưa được thế giới công nhận.
Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới với tổng diện tích đất liền 44.579.000 km2, chiếm 8,6% diện tích của bề mặt Trái Đất, 30% diện tích đất liền trên thế giới.
Có diện tích tự nhiên hơn 8,5 triệu km2, châu Đại Dương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trên Trái Đất.
Châu Á đông nhất thế giới, với hơn 4,1 tỷ người (dân số toàn thế giới hơn 7,5 tỷ người). Trong đó, Trung Quốc khoảng 1,4 tỷ người, Ấn Độ 1,3 tỷ người. Đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Có diện tích tự nhiên 42,5 triệu km2, châu Mỹ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, sau châu Á. Xếp thứ ba là châu Phi (hơn 30 triệu km2), thứ tư là châu Nam Cực (hơn 14 triệu km2), diện tích châu Âu xếp thứ năm (10,1 triệu km2).
Ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở châu Á. Đó chính là ngọn Everest nằm trên dãy Himalaya, ngăn cách 2 quốc gia Trung Quốc và Nepal.
Hoang mạc lớn nhất thế giới chính là châu Nam Cực, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Nam Cực cũng là khu vực khô hạn nhất trên Trái Đất. Nơi đây có nhiều vùng hàng trăm năm không hề có mưa, tiêu biểu như Thung lũng McMurdo (thung lũng Khô) các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất.
Sông Amazon ở châu Mỹ dài nhất thế giới, chiếm khoảng 20% lượng nước cung cấp cho các đại dương. Cùng sông Nile ở châu Phi, đây là một trong 2 con sông dài nhất thế giới.