Nổi tiếng với tài kiếm thuật tuyệt đỉnh, Miyamoto Musashi (1584-1645) là một samurai được tôn vinh là Kiếm thánh (Kensei) trong lịch sử Nhật Bản.Musashi nổi tiếng do thường thắng các trận đấu chỉ với một cây kiếm gỗ. Bất bại trong suốt 60 trận đấu tay đôi, ông đã thành lập nhiều trường dạy về kiếm đạo, và trong những năm cuối đời đã viết "Ngũ Luân Thư", cuốn sách binh pháp kinh điển của Nhật Bản.Được mô tả như một người liều lĩnh và táo bạo, Musashi đã chiến thắng trận đánh đầu tiên ở tuổi 12, khi chấp nhận một lời thách đấu từ một samurai dạo đường, người mà bị ông ta đánh ngất với một cú đánh bất ngờ bằng cây gậy gỗ.Vào những năm đầu làm samurai, ông đã đánh bại vài thành viên của trường Yoshioka, và đánh dấu cái kết cho thời kì thống trị của ngôi trường kiếm đạo ưu việt nhất Kyoto.Sau đó, Musashi đã thực hiện một cuộc "hành hương chiến sĩ" từ năm 1605 đến 1612, thách thức các kiếm giả từ các trường khác nhau.Vào năm 1612 ông đã tạo nên cuộc đấu nổi tiếng nhất, đối đầu với Sasaki Kojiro ở hòn đảo Funajima. Tương truyền Musashi đã cố tình đến muộn gần 3 tiếng đồng hồ.Lợi dụng sự nóng nảy và thiếu kiên nhẫn của đối thủ, ông ta đã đánh chết Kojiro chỉ với một cây kiếm gỗ mà ông tạc giữa đường đi.Mặc dù chưa từng sở hữu mảnh đất riêng hay phục vụ cho một lãnh chúa nào một cách chính thức, với tư cách một đấu sĩ, không ai có thể so bì được với Miyamoto Musashi.Sau trận vây thành Osaka (1614-1615), Musashi đã tham gia vào việc xây dựng lại Lâu đài Akashi, đồng thời hỗ trợ trong việc bố trí qui hoạch thị trấn Himeji. Sau đó ông lại tiếp tục du mục, sử dụng kinh nghiệm bản thân để truyền đạt lại kiếm pháp của mình cho nhiều nhân vật có tiếng, bao gồm Tokugawa Ieyasu.Vào năm 1643, Miyamoto Musashi nghỉ hưu, lui về một hang động ở miền tây Kumamoto để viết quyển Ngũ Luân Thư. Ông mất vào khoảng ngày 13/6/1645, ở tuổi 62.Ngày nay, Miyamoto Musashi là một hình tượng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản. Trong các tác phẩm văn học, điện ảnh, ông thường được thể hiện với hai cây kiếm phong cách phái Nhị Thiên Nhất Lưu.Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.
Nổi tiếng với tài kiếm thuật tuyệt đỉnh, Miyamoto Musashi (1584-1645) là một samurai được tôn vinh là Kiếm thánh (Kensei) trong lịch sử Nhật Bản.
Musashi nổi tiếng do thường thắng các trận đấu chỉ với một cây kiếm gỗ. Bất bại trong suốt 60 trận đấu tay đôi, ông đã thành lập nhiều trường dạy về kiếm đạo, và trong những năm cuối đời đã viết "Ngũ Luân Thư", cuốn sách binh pháp kinh điển của Nhật Bản.
Được mô tả như một người liều lĩnh và táo bạo, Musashi đã chiến thắng trận đánh đầu tiên ở tuổi 12, khi chấp nhận một lời thách đấu từ một samurai dạo đường, người mà bị ông ta đánh ngất với một cú đánh bất ngờ bằng cây gậy gỗ.
Vào những năm đầu làm samurai, ông đã đánh bại vài thành viên của trường Yoshioka, và đánh dấu cái kết cho thời kì thống trị của ngôi trường kiếm đạo ưu việt nhất Kyoto.
Sau đó, Musashi đã thực hiện một cuộc "hành hương chiến sĩ" từ năm 1605 đến 1612, thách thức các kiếm giả từ các trường khác nhau.
Vào năm 1612 ông đã tạo nên cuộc đấu nổi tiếng nhất, đối đầu với Sasaki Kojiro ở hòn đảo Funajima. Tương truyền Musashi đã cố tình đến muộn gần 3 tiếng đồng hồ.
Lợi dụng sự nóng nảy và thiếu kiên nhẫn của đối thủ, ông ta đã đánh chết Kojiro chỉ với một cây kiếm gỗ mà ông tạc giữa đường đi.
Mặc dù chưa từng sở hữu mảnh đất riêng hay phục vụ cho một lãnh chúa nào một cách chính thức, với tư cách một đấu sĩ, không ai có thể so bì được với Miyamoto Musashi.
Sau trận vây thành Osaka (1614-1615), Musashi đã tham gia vào việc xây dựng lại Lâu đài Akashi, đồng thời hỗ trợ trong việc bố trí qui hoạch thị trấn Himeji. Sau đó ông lại tiếp tục du mục, sử dụng kinh nghiệm bản thân để truyền đạt lại kiếm pháp của mình cho nhiều nhân vật có tiếng, bao gồm Tokugawa Ieyasu.
Vào năm 1643, Miyamoto Musashi nghỉ hưu, lui về một hang động ở miền tây Kumamoto để viết quyển Ngũ Luân Thư. Ông mất vào khoảng ngày 13/6/1645, ở tuổi 62.
Ngày nay, Miyamoto Musashi là một hình tượng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản. Trong các tác phẩm văn học, điện ảnh, ông thường được thể hiện với hai cây kiếm phong cách phái Nhị Thiên Nhất Lưu.
Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.