Hòn đảo Gruinard nằm cách bờ biển Scotland khoảng 1km về phía Tây là nơi lưu giữ bí mật một thời của chính phủ Anh khi các chuyên gia thực hiện thí nghiệm vũ khí sinh học rùng rợn tại đây.Cụ thể, từ năm 1940, Anh lo ngại sẽ xảy ra một cuộc tấn công vũ khí sinh học với Đức quốc xã khi thủ đô London bị không kích suốt ngày đêm.Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill nhanh chóng triển khai dự án nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng vũ khí sinh học để sẵn sàng đáp trả và ngăn chặn cuộc tấn công tương tự của Hitler nhằm vào nước này.Chính phủ Anh gọi loại vũ khí sinh học này với mật danh là N-Bomb. Theo đó, các nhà khoa học quân sự hàng đầu của Porton Down - Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh-hóa tuyệt mật của Anh - đã nghiên cứu khả năng tấn công quân địch bằng cách sử dụng vi khuẩn than.Các chuyên gia nghiên cứu xem vi khuẩn than có thể giết chết người theo những cách thức nào. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học của Anh đã tạo ra những quả bom chứa nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis).Theo thiết kể, khi cho nổ quả bom nguy hiểm trên, vi khuẩn than sẽ phát tán rộng ra môi trường. Chỉ cần tiếp xúc với liều lượng nhỏ cũng đủ mất mạng. Thậm chí, khu vực khi ném bom cũng bị ô nhiễm nặng trong suốt thời gian dài.Cuối cùng, các nhà khoa học chọn đảo Gruinard là nơi diễn ra vụ thử bom mang chủng bệnh than có tên "Vollum 14578" để xem hiệu quả của nó thế nào.Đối tượng thử nghiệm loại bom nguy hiểm trên là 80 con cừu được các nhà khoa học bí mật chuyển lên đảo Gruinard. Sau khi bom được kích nổ, toàn bộ đàn bò nhiễm vi khuẩn than và chết sau vài ngày chịu đau đớn do nhiễm bệnh.Mức độ ô nhiễm vi khuẩn than tại đảo Gruinard ở mức cao. Sau vài thập kỷ, mức độ trên không có dấu hiệu giảm đi. Phải đến năm 1981, sự thật rùng rợn về đảo Gruinard được phơi bày trước công chúng.Trước sức ép của dư luận, năm 1986, chính phủ Anh đã tiến hành các biện pháp nhằm xử lý hậu quả của những vụ thử vũ khí sinh học mang mầm bệnh than. Nhờ đó, mức độ ô nhiễm vi khuẩn than trên hòn đảo này giảm xuống nhưng con người vẫn chưa thể đặt chân đến sinh sống hay du lịch.Mời quý độc giả xem video: Kinh dị hậu quả vũ khí hóa học ở Syria (nguồn: VTC1)
Hòn đảo Gruinard nằm cách bờ biển Scotland khoảng 1km về phía Tây là nơi lưu giữ bí mật một thời của chính phủ Anh khi các chuyên gia thực hiện thí nghiệm vũ khí sinh học rùng rợn tại đây.
Cụ thể, từ năm 1940, Anh lo ngại sẽ xảy ra một cuộc tấn công vũ khí sinh học với Đức quốc xã khi thủ đô London bị không kích suốt ngày đêm.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill nhanh chóng triển khai dự án nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng vũ khí sinh học để sẵn sàng đáp trả và ngăn chặn cuộc tấn công tương tự của Hitler nhằm vào nước này.
Chính phủ Anh gọi loại vũ khí sinh học này với mật danh là N-Bomb. Theo đó, các nhà khoa học quân sự hàng đầu của Porton Down - Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh-hóa tuyệt mật của Anh - đã nghiên cứu khả năng tấn công quân địch bằng cách sử dụng vi khuẩn than.
Các chuyên gia nghiên cứu xem vi khuẩn than có thể giết chết người theo những cách thức nào. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học của Anh đã tạo ra những quả bom chứa nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis).
Theo thiết kể, khi cho nổ quả bom nguy hiểm trên, vi khuẩn than sẽ phát tán rộng ra môi trường. Chỉ cần tiếp xúc với liều lượng nhỏ cũng đủ mất mạng. Thậm chí, khu vực khi ném bom cũng bị ô nhiễm nặng trong suốt thời gian dài.
Cuối cùng, các nhà khoa học chọn đảo Gruinard là nơi diễn ra vụ thử bom mang chủng bệnh than có tên "Vollum 14578" để xem hiệu quả của nó thế nào.
Đối tượng thử nghiệm loại bom nguy hiểm trên là 80 con cừu được các nhà khoa học bí mật chuyển lên đảo Gruinard. Sau khi bom được kích nổ, toàn bộ đàn bò nhiễm vi khuẩn than và chết sau vài ngày chịu đau đớn do nhiễm bệnh.
Mức độ ô nhiễm vi khuẩn than tại đảo Gruinard ở mức cao. Sau vài thập kỷ, mức độ trên không có dấu hiệu giảm đi. Phải đến năm 1981, sự thật rùng rợn về đảo Gruinard được phơi bày trước công chúng.
Trước sức ép của dư luận, năm 1986, chính phủ Anh đã tiến hành các biện pháp nhằm xử lý hậu quả của những vụ thử vũ khí sinh học mang mầm bệnh than. Nhờ đó, mức độ ô nhiễm vi khuẩn than trên hòn đảo này giảm xuống nhưng con người vẫn chưa thể đặt chân đến sinh sống hay du lịch.
Mời quý độc giả xem video: Kinh dị hậu quả vũ khí hóa học ở Syria (nguồn: VTC1)