Từ thời xa xưa, con người đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ những dịch bệnh chết người và vận dụng chúng một cách triệt để vào các cuộc chiến.Cụ thể, vào thời cổ đại, người ta chưa hiểu hết về sự lây lan của dịch bệnh, nhưng họ tin rằng xác người hoặc động vật thối rữa là nguồn bệnh và sử dụng những thứ này làm vũ khí sinh học.Từ năm 400 TCN, các cung thủ người Scythia đã biết nhúng tên vào xác thối và máu dính phân. Những mũi tên này chỉ cần sượt qua da thịt cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.Từ năm 300 TCN, các chiến binh Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước của kẻ thù bằng phân và xác động vật.Trong các cuộc công thành, các xác chết thối rữa cũng được người La Mã dùng máy ném vào trong thành đối phương với chủ ý gây ra dịch bệnh.Trong trường hợp không tạo ra được dịch bệnh, các xác chết này cũng gây ra mùi hôi thối kinh khủng, gây ra hoang mang tâm lý cũng như tốn nhân lực vật lực để dọn dẹp.Vào thời trung cổ, những cung thủ người Anh thường cắm đầu mũi tên xuống đất ngay phía trước mặt mình. Làm như vậy, không những họ có thể rút mũi tên và bắn được nhanh, mà đầu mũi tên sẽ bị bẩn và dễ gây nhiễm trùng cho kẻ trúng tên.Đến thế kỷ 14, Cái chết Đen, một đại dịch được cho là sự bùng phát bệnh dịch hạch lan tràn khắp châu Âu, vùng Cận Đông và Bắc Phi, gây ra thảm họa y tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại và cướp đi sinh mạng của 75-200 triệu người.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh này lây lan dữ dội như vậy có thể là nó đã được sử dụng làm phương tiện chiến tranh tại nhiều khu vực.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Từ thời xa xưa, con người đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ những dịch bệnh chết người và vận dụng chúng một cách triệt để vào các cuộc chiến.
Cụ thể, vào thời cổ đại, người ta chưa hiểu hết về sự lây lan của dịch bệnh, nhưng họ tin rằng xác người hoặc động vật thối rữa là nguồn bệnh và sử dụng những thứ này làm vũ khí sinh học.
Từ năm 400 TCN, các cung thủ người Scythia đã biết nhúng tên vào xác thối và máu dính phân. Những mũi tên này chỉ cần sượt qua da thịt cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Từ năm 300 TCN, các chiến binh Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước của kẻ thù bằng phân và xác động vật.
Trong các cuộc công thành, các xác chết thối rữa cũng được người La Mã dùng máy ném vào trong thành đối phương với chủ ý gây ra dịch bệnh.
Trong trường hợp không tạo ra được dịch bệnh, các xác chết này cũng gây ra mùi hôi thối kinh khủng, gây ra hoang mang tâm lý cũng như tốn nhân lực vật lực để dọn dẹp.
Vào thời trung cổ, những cung thủ người Anh thường cắm đầu mũi tên xuống đất ngay phía trước mặt mình. Làm như vậy, không những họ có thể rút mũi tên và bắn được nhanh, mà đầu mũi tên sẽ bị bẩn và dễ gây nhiễm trùng cho kẻ trúng tên.
Đến thế kỷ 14, Cái chết Đen, một đại dịch được cho là sự bùng phát bệnh dịch hạch lan tràn khắp châu Âu, vùng Cận Đông và Bắc Phi, gây ra thảm họa y tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại và cướp đi sinh mạng của 75-200 triệu người.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh này lây lan dữ dội như vậy có thể là nó đã được sử dụng làm phương tiện chiến tranh tại nhiều khu vực.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.