Tào Tháo (155 - 220), tự Mạnh Đức, là một trong những nhân vật kiệt suất và có ảnh hưởng lớn cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người đời đều biết ông là đại gian thần, lắm mưu nhiều kế, độc ác, tàn nhẫn. Thế nhưng, không nhiều người biết ông là người con có hiếu, biết cha bị ám hại nên không ngại mạo hiểm để báo thù.Cụ thể, cha của Tào Tháo là Tào Tung (133 - 193), tự là Cự Cao, là đại thần nhà Đông Hán. Ông từng giữ các chức vụ Tư Lệ hiệu uý, Đại Tư nông, Đại hồng lư thời Đông Hán.Vào thời bấy giờ, triều đình của Hán Linh Đế cho mua quan bán tước nên sau đó Tào Tung mang nhiều tiền đi hối lộ các hoạn quan trong triều và bỏ ra 10 triệu quan tiền để mua được chức quan Thái uý trong vài tháng.Đến giữa năm 193, Tào Tung từ Lạc Dương cùng con út là Tào Tật và gia quyến tới Lang Da nánh lạn. Cha con Tào Tung mang theo hơn 100 xe hành lý chứa nhiều vàng bạc châu báu giá trị.Đoàn xe của Tào Tung đi ngang qua Từ Châu được thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm tiếp đón nồng hậu vì kiêng dè uy danh của Tào Tháo.Thậm chí, sau đó Đào Khiêm còn cử đô úy là Trương Khải dẫn 200 quân hộ tống Tào Tung. Giữa đường, Trương Khải nổi lòng tham, giết chết Tào Tung và cướp hết tài sản.Sử gia Trần Thọ cho rằng, Đào Khiêm có liên quan đến việc Tào Tung bị giết giữa đường và cướp hết mọi tài sản. Do vậy, Tào Tháo mới nung nấu ý định báo thù.Theo sử gia Trần Thọ, Tào Tháo sau khi biết tin cha bị hại chết thì quyết định báo thù bằng cách tiến đánh Đào Khiêm, đánh chiếm Từ Châu.Vào mùa thu năm 194, sau khi chuẩn bị binh lực đầy đủ, Tào Tháo đích thân dẫn quân đến đánh Đào Khiêm và giành được liên tiếp 5 thành.Trước tình thế nguy hiểm đó, Đào Khiêm phải nhờ cậy Lưu Bị hợp sức nhằm chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tuy nhiên, lực lượng của Tào Tháo vẫn áp đảo, đánh đâu thắng đó và chiếm tới vùng đất ở Đông Hải. Chỉ đến khi đội quân của Tào Tháo đụng độ lực lượng Lã Bố thì quân Tào mới lui binh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Tào Tháo (155 - 220), tự Mạnh Đức, là một trong những nhân vật kiệt suất và có ảnh hưởng lớn cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người đời đều biết ông là đại gian thần, lắm mưu nhiều kế, độc ác, tàn nhẫn. Thế nhưng, không nhiều người biết ông là người con có hiếu, biết cha bị ám hại nên không ngại mạo hiểm để báo thù.
Cụ thể, cha của Tào Tháo là Tào Tung (133 - 193), tự là Cự Cao, là đại thần nhà Đông Hán. Ông từng giữ các chức vụ Tư Lệ hiệu uý, Đại Tư nông, Đại hồng lư thời Đông Hán.
Vào thời bấy giờ, triều đình của Hán Linh Đế cho mua quan bán tước nên sau đó Tào Tung mang nhiều tiền đi hối lộ các hoạn quan trong triều và bỏ ra 10 triệu quan tiền để mua được chức quan Thái uý trong vài tháng.
Đến giữa năm 193, Tào Tung từ Lạc Dương cùng con út là Tào Tật và gia quyến tới Lang Da nánh lạn. Cha con Tào Tung mang theo hơn 100 xe hành lý chứa nhiều vàng bạc châu báu giá trị.
Đoàn xe của Tào Tung đi ngang qua Từ Châu được thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm tiếp đón nồng hậu vì kiêng dè uy danh của Tào Tháo.
Thậm chí, sau đó Đào Khiêm còn cử đô úy là Trương Khải dẫn 200 quân hộ tống Tào Tung. Giữa đường, Trương Khải nổi lòng tham, giết chết Tào Tung và cướp hết tài sản.
Sử gia Trần Thọ cho rằng, Đào Khiêm có liên quan đến việc Tào Tung bị giết giữa đường và cướp hết mọi tài sản. Do vậy, Tào Tháo mới nung nấu ý định báo thù.
Theo sử gia Trần Thọ, Tào Tháo sau khi biết tin cha bị hại chết thì quyết định báo thù bằng cách tiến đánh Đào Khiêm, đánh chiếm Từ Châu.
Vào mùa thu năm 194, sau khi chuẩn bị binh lực đầy đủ, Tào Tháo đích thân dẫn quân đến đánh Đào Khiêm và giành được liên tiếp 5 thành.
Trước tình thế nguy hiểm đó, Đào Khiêm phải nhờ cậy Lưu Bị hợp sức nhằm chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tuy nhiên, lực lượng của Tào Tháo vẫn áp đảo, đánh đâu thắng đó và chiếm tới vùng đất ở Đông Hải. Chỉ đến khi đội quân của Tào Tháo đụng độ lực lượng Lã Bố thì quân Tào mới lui binh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.