Cầu đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) có vốn đầu tư 42 tỷ đồng vừa được đưa vào hoạt động sau hơn 1 năm thi công. Công trình có tên là Cầu Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, được xây dựng hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước.Cây cầu mang phong cách kiến trúc Nhật Bản, cao gần 13m, dài hơn 140m, diện tích sàn khoảng 655m2 với hình dáng lấy cảm hứng từ sóng biển, tạo sự nhẹ nhàng và hài hòa với cảnh quan khu vực.Phần lối dẫn lên cầu hai bên đài vọng cảnh tái hiện hình tượng nút thắt trong nghệ thuật đan dây của người Nhật, thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa hai nước.Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng thép, lát đá và có kính cường lực ở lối đi, tạo sự thông thoáng. Chiều cao cây cầu đã được tính toán kỹ và được cơ quan chức năng chấp thuận phương án, đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông bên dưới đường Nguyễn Tất Thành.Phía dưới đài vọng cảnh được bố trí thang máy để người khuyết tật có thể lên cầu dễ dàng.Cây cầu cũng tạo điểm nhấn cho khu vực biển phía tây TP Đà Nẵng vốn chưa nhộn nhịp khách du lịch như kỳ vọng, đồng thời giúp người dân đi bộ qua đường để xuống bãi biển một cách an toàn.Sau khi khánh thành, cây cầu thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, chụp hình vào mỗi buổi chiều.Nhiều người đến check-in công trình mới nhận xét, cây cầu khá ấn tượng, có thiết kế mềm mại."Đứng trên cây cầu ngắm cảnh rất đẹp, view check-in cũng xịn. Từ đây có thể nhìn bao quát ra vịnh Đà Nẵng hay núi Hải Vân tuyệt đẹp", Phương Anh chia sẻ.Đứng từ giữa cầu mọi người có thể ngắm đại lộ Nguyễn Tất Thành, phía xa là núi Hải Vân.Hệ thống camera an ninh được lắp đặt xung quanh, phía trên cây cầu.Hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cũng tạo điểm nhấn cho công trình. Vào ban đêm cây cầu giống một dải ánh sáng vắt ngang qua đường Nguyễn Tất Thành.
Cầu đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) có vốn đầu tư 42 tỷ đồng vừa được đưa vào hoạt động sau hơn 1 năm thi công. Công trình có tên là Cầu Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, được xây dựng hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước.
Cây cầu mang phong cách kiến trúc Nhật Bản, cao gần 13m, dài hơn 140m, diện tích sàn khoảng 655m2 với hình dáng lấy cảm hứng từ sóng biển, tạo sự nhẹ nhàng và hài hòa với cảnh quan khu vực.
Phần lối dẫn lên cầu hai bên đài vọng cảnh tái hiện hình tượng nút thắt trong nghệ thuật đan dây của người Nhật, thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa hai nước.
Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng thép, lát đá và có kính cường lực ở lối đi, tạo sự thông thoáng. Chiều cao cây cầu đã được tính toán kỹ và được cơ quan chức năng chấp thuận phương án, đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông bên dưới đường Nguyễn Tất Thành.
Phía dưới đài vọng cảnh được bố trí thang máy để người khuyết tật có thể lên cầu dễ dàng.
Cây cầu cũng tạo điểm nhấn cho khu vực biển phía tây TP Đà Nẵng vốn chưa nhộn nhịp khách du lịch như kỳ vọng, đồng thời giúp người dân đi bộ qua đường để xuống bãi biển một cách an toàn.
Sau khi khánh thành, cây cầu thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, chụp hình vào mỗi buổi chiều.
Nhiều người đến check-in công trình mới nhận xét, cây cầu khá ấn tượng, có thiết kế mềm mại.
"Đứng trên cây cầu ngắm cảnh rất đẹp, view check-in cũng xịn. Từ đây có thể nhìn bao quát ra vịnh Đà Nẵng hay núi Hải Vân tuyệt đẹp", Phương Anh chia sẻ.
Đứng từ giữa cầu mọi người có thể ngắm đại lộ Nguyễn Tất Thành, phía xa là núi Hải Vân.
Hệ thống camera an ninh được lắp đặt xung quanh, phía trên cây cầu.
Hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cũng tạo điểm nhấn cho công trình. Vào ban đêm cây cầu giống một dải ánh sáng vắt ngang qua đường Nguyễn Tất Thành.