Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.Ngôi miếu này là nơi thờ hàng ngàn người đã chết trong biến cố “Thất thủ Kinh đô” vào đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5/7/1885.Ngược dòng lịch sử, vào năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Sang năm 1885, Kinh thành Huế lâm nguy khi quân Pháp đồn trú tại đây ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ.Trước tình thế hiểm nghèo, vào đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá.Thượng thư Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị rất chu đáo và quân ta chiến đấu rất gan dạ, nhưng cuối cùng cuộc tấn công cũng bị thất bại.Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Pernot. Chúng chia quân làm ba ngả để tiến vào Kinh thành và nhanh chóng làm chủ tình hình. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy, bị toán quân Pháp bao vây.Một cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: Hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã thiệt mạng trong đêm hôm đó. Hầu như không có gia đình nào ở Kinh thành không có người bị tử nạn trong đêm binh hinh hoàng này.Sau cuộc chiến, quân Pháp gom xác người chết và chôn tại một số địa điểm trong Kinh thành Huế.Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, người dân Huế đã quyên góp tiền của xây dựng miếu Âm Hồn và lấy ngày 23/5 Âm lịch là ngày huý kị “quảy cơm chung”.Hàng năm vào ngày này, các cụ già cao niên thành phố Huế thường về miếu để tổ chức cúng âm hồn, tưởng niệm những anh linh đã mấtvì tọi ác của thực dân Pháp. Trong lễ cúng, những bài văn tế thống thiết, ai oán sẽ được cất lên.Khi sống ở Huế trong giai đoạn 1895 - 1901, Bác Hồ - khi đó là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, thường đến xem các buổi lễ cúng tế ở miếu Âm Hồn, nghe những bài văn tế cảm thương cho đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống ngày Kinh đô thất thủ.Chính những bài văn tế này đã khơi dậy trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung tình cảm thương dân, yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đây là một trong những nhân tố góp phần hun đúc nên ý chí cách mạng của Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.Vào năm 2013, miếu Âm Hồn đã được trùng tu và khánh thành đúng vào ngày “giỗ lớn” của toàn thể người dân Cố Đô, ngày 23/5 Âm lịch.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.
Ngôi miếu này là nơi thờ hàng ngàn người đã chết trong biến cố “Thất thủ Kinh đô” vào đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5/7/1885.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Sang năm 1885, Kinh thành Huế lâm nguy khi quân Pháp đồn trú tại đây ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ.
Trước tình thế hiểm nghèo, vào đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá.
Thượng thư Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị rất chu đáo và quân ta chiến đấu rất gan dạ, nhưng cuối cùng cuộc tấn công cũng bị thất bại.
Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Pernot. Chúng chia quân làm ba ngả để tiến vào Kinh thành và nhanh chóng làm chủ tình hình. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy, bị toán quân Pháp bao vây.
Một cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: Hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã thiệt mạng trong đêm hôm đó. Hầu như không có gia đình nào ở Kinh thành không có người bị tử nạn trong đêm binh hinh hoàng này.
Sau cuộc chiến, quân Pháp gom xác người chết và chôn tại một số địa điểm trong Kinh thành Huế.
Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.
Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, người dân Huế đã quyên góp tiền của xây dựng miếu Âm Hồn và lấy ngày 23/5 Âm lịch là ngày huý kị “quảy cơm chung”.
Hàng năm vào ngày này, các cụ già cao niên thành phố Huế thường về miếu để tổ chức cúng âm hồn, tưởng niệm những anh linh đã mấtvì tọi ác của thực dân Pháp. Trong lễ cúng, những bài văn tế thống thiết, ai oán sẽ được cất lên.
Khi sống ở Huế trong giai đoạn 1895 - 1901, Bác Hồ - khi đó là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, thường đến xem các buổi lễ cúng tế ở miếu Âm Hồn, nghe những bài văn tế cảm thương cho đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống ngày Kinh đô thất thủ.
Chính những bài văn tế này đã khơi dậy trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung tình cảm thương dân, yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đây là một trong những nhân tố góp phần hun đúc nên ý chí cách mạng của Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.
Vào năm 2013, miếu Âm Hồn đã được trùng tu và khánh thành đúng vào ngày “giỗ lớn” của toàn thể người dân Cố Đô, ngày 23/5 Âm lịch.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.