Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là làng nghề gốm có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Khi ghé thăm ngôi làng này, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước một cảnh tượng kỳ lạ: Những bức tường chạy dọc theo đường làng được đắp hàng trăm bánh than đen bóng.Đây là một nét độc đáo gắn với sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất đồ gốm của làng Bát Tràng. Cụ thể, từ khoảng năm 1975, lò nung dạng lò đứng xuất hiện và dần thay thế các kiểu lò cũ. Nhiêu liệu đốt lò cũng chuyển từ củi sang than cám.Than cám được đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định để có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Và người Bát Tràng đã nghĩ ra cách ốp bánh than lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng để sử dụng.Để than dính chắc vào tường, người làng úp bánh than lên tường và đập một phát thật mạnh.Đó là lý do các bánh than in rõ hình bàn tay người ở giữa.Để tối ưu diện tích phơi, than được xếp sát vào nhau, thẳng hàng thẳng lối. Mỗi mét vuông tường có thể phơi được 40 - 50 bánh than.Số lượng bánh than được phơi trên một mảng tường có thể lên đến hàng trăm.Sau khi than khô, những người thợ sẽ bóc than xuống và cất trữ ở lò để dùng dần.Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu, việc điều chỉnh nhiệt độ được thực hiện bán tự động hoặc tự động.Những chiếc lò thế hệ mới khiến công việc đốt lò trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Nhưng rất có thể những chiếc lò này sẽ khiến những hình ảnh đặc trưng của làng Bát Tràng sẽ biến mất vào một ngày nào đó.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là làng nghề gốm có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Khi ghé thăm ngôi làng này, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước một cảnh tượng kỳ lạ: Những bức tường chạy dọc theo đường làng được đắp hàng trăm bánh than đen bóng.
Đây là một nét độc đáo gắn với sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất đồ gốm của làng Bát Tràng. Cụ thể, từ khoảng năm 1975, lò nung dạng lò đứng xuất hiện và dần thay thế các kiểu lò cũ. Nhiêu liệu đốt lò cũng chuyển từ củi sang than cám.
Than cám được đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định để có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Và người Bát Tràng đã nghĩ ra cách ốp bánh than lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng để sử dụng.
Để than dính chắc vào tường, người làng úp bánh than lên tường và đập một phát thật mạnh.
Đó là lý do các bánh than in rõ hình bàn tay người ở giữa.
Để tối ưu diện tích phơi, than được xếp sát vào nhau, thẳng hàng thẳng lối. Mỗi mét vuông tường có thể phơi được 40 - 50 bánh than.
Số lượng bánh than được phơi trên một mảng tường có thể lên đến hàng trăm.
Sau khi than khô, những người thợ sẽ bóc than xuống và cất trữ ở lò để dùng dần.
Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu, việc điều chỉnh nhiệt độ được thực hiện bán tự động hoặc tự động.
Những chiếc lò thế hệ mới khiến công việc đốt lò trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Nhưng rất có thể những chiếc lò này sẽ khiến những hình ảnh đặc trưng của làng Bát Tràng sẽ biến mất vào một ngày nào đó.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.