Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Đến nay, Cố Cung vẫn là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới.Cung điện hoàng gia tráng lệ này gồm có 9.999 gian phòng và được xây dựng hết sức công phu, lộng lẫy.Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực trong hơn 5 thế kỷ, chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn qua các đời Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh.Trong Tử Cấm Thành có một cánh cổng bí ẩn nằm trong khuôn viên Thiên Đàn, đã được niêm phong và chỉ có Hoàng đế Càn Long từ nhà Thanh là người duy nhất bước qua. Bí mật đằng sau cánh cổng được ghi lại trên một tấm bia ngoài cổng.Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, lễ cúng bái thiên địa và thần linh là quan trọng. Thiên Đàn là nơi Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất. Trước tế lễ, Hoàng đế phải đi qua cầu Đan Bệ để chuẩn bị, và cả quá trình này đòi hỏi thể lực tốt.Càn Long, Hoàng đế nhà Thanh khi già yếu, để giảm bớt mệt mỏi đã xây cổng "Cổ Hy Môn" để rút ngắn quãng đường đến Thiên Đàn. Tuy nhiên, ông cũng đặt điều kiện là những người dưới 70 tuổi không được đi qua cổng.Sau khi Càn Long thoái vị, cánh cổng bị đóng và niêm phong. Đáng tiếc, con cháu của ông không ai sống quá 70 tuổi, nên từ khi cánh cổng được mở, chỉ có Hoàng đế Càn Long là người duy nhất bước qua.Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Đến nay, Cố Cung vẫn là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Cung điện hoàng gia tráng lệ này gồm có 9.999 gian phòng và được xây dựng hết sức công phu, lộng lẫy.
Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực trong hơn 5 thế kỷ, chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn qua các đời Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh.
Trong Tử Cấm Thành có một cánh cổng bí ẩn nằm trong khuôn viên Thiên Đàn, đã được niêm phong và chỉ có Hoàng đế Càn Long từ nhà Thanh là người duy nhất bước qua. Bí mật đằng sau cánh cổng được ghi lại trên một tấm bia ngoài cổng.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, lễ cúng bái thiên địa và thần linh là quan trọng. Thiên Đàn là nơi Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất. Trước tế lễ, Hoàng đế phải đi qua cầu Đan Bệ để chuẩn bị, và cả quá trình này đòi hỏi thể lực tốt.
Càn Long, Hoàng đế nhà Thanh khi già yếu, để giảm bớt mệt mỏi đã xây cổng "Cổ Hy Môn" để rút ngắn quãng đường đến Thiên Đàn. Tuy nhiên, ông cũng đặt điều kiện là những người dưới 70 tuổi không được đi qua cổng.
Sau khi Càn Long thoái vị, cánh cổng bị đóng và niêm phong. Đáng tiếc, con cháu của ông không ai sống quá 70 tuổi, nên từ khi cánh cổng được mở, chỉ có Hoàng đế Càn Long là người duy nhất bước qua.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.