Được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, Bảo vật quốc gia “Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ” quy tụ trên 100 món binh khí được tìm thấy dưới lòng hồ Ngọc Khánh năm 1983. Trong các hiện vật này, có 7 chiếc câu liêm.Theo tài liệu của Bảo tàng Hà Nội, câu liêm là loại hình vũ khí cận chiến độc đáo, được ưa chuộng và trang bị một cách phổ biến trong quân đội Đại Việt các triều đại Lý - Trần - Lê.Đặc điểm chung của câu liêm là gồm hai phần mũi và chuôi tra cán. Phần mũi được chia thành hai phần: Phần mũi thẳng theo trục dọc của chuôi tra cán dùng để đâm (phần giáo).Phía sát đầu cán vòng ra một lưỡi hình trăng khuyết, đầu phẳng, sắc, hoặc là đầu nhọn có móc, dùng để bổ hoặc móc (dân gian gọi là phần câu).Phía cuối của đốc cấu tạo thành chuôi tra cán. Chuôi dài khoảng 30 cm có tiết diện hình chữ nhật. Giữa chuôi có một đến hai chốt đinh.Khả năng sát thương của câu liêm hơn hẳn các loại vũ khí có cán khác như giáo, mũi trường, vì nó có thể đâm, móc hoặc bổ vào kẻ địch. Dân gian còn gọi loại vũ khí này là móc đáp hoặc bồi đòn.Không chỉ được bộ binh sử dụng, câu liêm còn là vũ khí vừa và đồ quân dụng của thuỷ quân, có thể dùng để cắt dây leo hoặc để móc thuyền.Trong trận Bạch Đằng năm 1288, tướng quân phía giặc Nguyên là Phàn Tiếp bị thương nhảy xuống nước, bị quân ta dùng câu liêm móc lên bắt sống.Trong trận đánh thành Xương Giang năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn do Trần Nguyên Hãn chỉ huy dùng thang và câu liêm trèo lên thành để phá cửa thành.Theo các tư liệu lịch sử, vào thời Lê Sơ, trong mỗi vệ quân có trang bị 40 liềm và 50 câu liêm.Đời vua Lê Uy Mục (1505), khi chế định binh khí, đặt quân điếm Ngũ phủ, mỗi điếm canh được cấp phát 5 câu liêm đầu nhọn.Ngày nay câu liêm vẫn hiện diện trong đời sống, nhưng không phải với vai trò của một khí giới mà là công cụ dùng để cắt cành cây hoặc cắt dây điện trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, Bảo vật quốc gia “Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ” quy tụ trên 100 món binh khí được tìm thấy dưới lòng hồ Ngọc Khánh năm 1983. Trong các hiện vật này, có 7 chiếc câu liêm.
Theo tài liệu của Bảo tàng Hà Nội, câu liêm là loại hình vũ khí cận chiến độc đáo, được ưa chuộng và trang bị một cách phổ biến trong quân đội Đại Việt các triều đại Lý - Trần - Lê.
Đặc điểm chung của câu liêm là gồm hai phần mũi và chuôi tra cán. Phần mũi được chia thành hai phần: Phần mũi thẳng theo trục dọc của chuôi tra cán dùng để đâm (phần giáo).
Phía sát đầu cán vòng ra một lưỡi hình trăng khuyết, đầu phẳng, sắc, hoặc là đầu nhọn có móc, dùng để bổ hoặc móc (dân gian gọi là phần câu).
Phía cuối của đốc cấu tạo thành chuôi tra cán. Chuôi dài khoảng 30 cm có tiết diện hình chữ nhật. Giữa chuôi có một đến hai chốt đinh.
Khả năng sát thương của câu liêm hơn hẳn các loại vũ khí có cán khác như giáo, mũi trường, vì nó có thể đâm, móc hoặc bổ vào kẻ địch. Dân gian còn gọi loại vũ khí này là móc đáp hoặc bồi đòn.
Không chỉ được bộ binh sử dụng, câu liêm còn là vũ khí vừa và đồ quân dụng của thuỷ quân, có thể dùng để cắt dây leo hoặc để móc thuyền.
Trong trận Bạch Đằng năm 1288, tướng quân phía giặc Nguyên là Phàn Tiếp bị thương nhảy xuống nước, bị quân ta dùng câu liêm móc lên bắt sống.
Trong trận đánh thành Xương Giang năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn do Trần Nguyên Hãn chỉ huy dùng thang và câu liêm trèo lên thành để phá cửa thành.
Theo các tư liệu lịch sử, vào thời Lê Sơ, trong mỗi vệ quân có trang bị 40 liềm và 50 câu liêm.
Đời vua Lê Uy Mục (1505), khi chế định binh khí, đặt quân điếm Ngũ phủ, mỗi điếm canh được cấp phát 5 câu liêm đầu nhọn.
Ngày nay câu liêm vẫn hiện diện trong đời sống, nhưng không phải với vai trò của một khí giới mà là công cụ dùng để cắt cành cây hoặc cắt dây điện trong công tác phòng cháy chữa cháy.