Tín bài An Đông là tên gọi của một cổ vật độc đáo liên quan đến quân đội của vương quốc Đại Việt thời Trung đại, đang được trưng bày trong chuyên đề “Giảng Võ đường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” của Bảo tàng Hà Nội.Hiện vật có chiều dài 6 cm, rộng 3 cm, được làm bằng gỗ lim, màu đen, hình oval, phía trên có tai như tai khánh.Đây là một loại thẻ bài, mặt trước khắc nổi chữ Hán “An”, mặt sau khắc chữ “Đông”. Hai bên chữ Đông có hai chữ nhỏ: Bên phải là chữ “kiên”, bên trái là chữ “vũ”.Một đầu thẻ bài có đục lỗ, dùng để buộc dây đeo, hai mặt khắc chìm một gờ rãnh tròn uốn lượn mềm mại theo dáng thẻ.Với chất liệu và nội dung khắc trên chiếc thẻ bài, các chuyên gia khẳng định đây là thẻ dùng để làm tín vật phân biệt danh tính (tín bài), phẩm hàm hoặc biểu trưng phân hiệu của một đơn vị quân đội thời đó.Hai chữ “An Đông” khắc trên thẻ bài có ý nghĩa gì? Sách tộc phả “Lê triều ân tứ Tạo sỹ An Đông tướng quân Đỗ Bá Công sắc phong Chiêu văn hiển vũ, trung thuần dũng nhuệ phúc thần sự tích” soạn năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773) cung cấp thông tin quý giá về hai chữ này.Sách có đoạn viết: “Năm 1613, Chúa Trịnh phong cho Đỗ Bá Hợp, tự là Minh Thông chức An Đông tướng quân đi dẹp loạn Phùng Lâm, vùng Hải Đông”.Dữ kiện này chứng tỏ, quân lính vùng Hải Đông - thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay – vào thời đó được mệnh danh là đạo quân An Đông. Viên tướng miền này được phong là An Đông tướng quân.Tín bài An Đông được phát hiện vào thập niên 1980 dưới lòng hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) trong quá trình khai quật di tích Giảng Võ trường – trường võ bị trung ương của triều đình trong suốt nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.Địa điểm tìm thấy hiện vật này cho phép khẳng định rằng, vệ quân An Đông đã có lần về thao luyện tại Giảng Võ trường ở Đông Kinh (tên gọi thành Thăng Long thời Hậu Lê, tức Hà Nội ngày nay)...
Tín bài An Đông là tên gọi của một cổ vật độc đáo liên quan đến quân đội của vương quốc Đại Việt thời Trung đại, đang được trưng bày trong chuyên đề “Giảng Võ đường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” của Bảo tàng Hà Nội.
Hiện vật có chiều dài 6 cm, rộng 3 cm, được làm bằng gỗ lim, màu đen, hình oval, phía trên có tai như tai khánh.
Đây là một loại thẻ bài, mặt trước khắc nổi chữ Hán “An”, mặt sau khắc chữ “Đông”. Hai bên chữ Đông có hai chữ nhỏ: Bên phải là chữ “kiên”, bên trái là chữ “vũ”.
Một đầu thẻ bài có đục lỗ, dùng để buộc dây đeo, hai mặt khắc chìm một gờ rãnh tròn uốn lượn mềm mại theo dáng thẻ.
Với chất liệu và nội dung khắc trên chiếc thẻ bài, các chuyên gia khẳng định đây là thẻ dùng để làm tín vật phân biệt danh tính (tín bài), phẩm hàm hoặc biểu trưng phân hiệu của một đơn vị quân đội thời đó.
Hai chữ “An Đông” khắc trên thẻ bài có ý nghĩa gì? Sách tộc phả “Lê triều ân tứ Tạo sỹ An Đông tướng quân Đỗ Bá Công sắc phong Chiêu văn hiển vũ, trung thuần dũng nhuệ phúc thần sự tích” soạn năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773) cung cấp thông tin quý giá về hai chữ này.
Sách có đoạn viết: “Năm 1613, Chúa Trịnh phong cho Đỗ Bá Hợp, tự là Minh Thông chức An Đông tướng quân đi dẹp loạn Phùng Lâm, vùng Hải Đông”.
Dữ kiện này chứng tỏ, quân lính vùng Hải Đông - thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay – vào thời đó được mệnh danh là đạo quân An Đông. Viên tướng miền này được phong là An Đông tướng quân.
Tín bài An Đông được phát hiện vào thập niên 1980 dưới lòng hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) trong quá trình khai quật di tích Giảng Võ trường – trường võ bị trung ương của triều đình trong suốt nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Địa điểm tìm thấy hiện vật này cho phép khẳng định rằng, vệ quân An Đông đã có lần về thao luyện tại Giảng Võ trường ở Đông Kinh (tên gọi thành Thăng Long thời Hậu Lê, tức Hà Nội ngày nay)...