Theo Reuters, Jaisalmer là một trong số hơn 200 sân bay nằm trong kế hoạch phát triển của chính quyền Ấn Độ trước đây. Với chi phí xây dựng lên đến 17 triệu USD, Jaisalmer trở thành sân bay "ma" rùng rợn của Ấn Độ không một bóng người kể từ khi được hoàn thành cách đây hai năm rưỡi.Khi xây dựng sân bay "ma" Jaisalmer, chính phủ kỳ vọng sẽ khuyến khích du lịch và thương mại tại những khu vực xa xôi của Ấn Độ.Tuy nhiên, tham vọng của các quan chức địa phương đã chiến thắng lý trí và các sân bay đã được xây dựng tại những nơi mà người dân không có nhu cầu đi lại bằng máy bay.Theo Reuters, trên thực tế, sân bay "ma" Jaisalmer là một trong 8 sân bay mà chính phủ Ấn Độ xây dựng từ năm 2009 với chi phí lên tới hơn 50 triệu USD và chưa từng đi vào hoạt động.Một trong những lý do về việc Jaisalmer trở thành sân bay "ma" đó là các hãng hàng không không thể mở đường bay tới những khu vực kém phát triển. Thị trường trong nước Ấn Độ vô cùng cạnh tranh và để kiếm được lợi nhuận, các hãng hàng không phải mở đường bay tới những siêu đô thị trong nước.Điều này đồng nghĩa với việc nếu một hãng hàng không mở đường bay tới Jaisalmer thì nơi đây phải trở thành một trung tâm thương mại lớn như Delhi hay Mumbai.Tuy nhiên, thực tế là các sân bay tại những thành phố như Delhi hay Mumbai vô cùng đông đúc và không gian quý giá ở đó sẽ được ưu tiên cho những điểm đến sinh lời hơn. Do vậy, những nơi ít dân cư như Jaisalmer sẽ không bao giờ được phục vụ.Sân bay Jaisalmer chưa từng tiếp đón bất cứ hành khách nào như một lời nhắc nhở về việc lãng phí tiền bạc do yếu kém trong việc quy hoạch phát triển.Cả sân bay không một bóng người, bụi bặm bao phủ khắp nơi.Những hàng ghế dành cho hành khách ngồi nghỉ tại sân bay phủ bùi dày sau khi bị bỏ hoang.
Theo Reuters, Jaisalmer là một trong số hơn 200 sân bay nằm trong kế hoạch phát triển của chính quyền Ấn Độ trước đây. Với chi phí xây dựng lên đến 17 triệu USD, Jaisalmer trở thành sân bay "ma" rùng rợn của Ấn Độ không một bóng người kể từ khi được hoàn thành cách đây hai năm rưỡi.
Khi xây dựng sân bay "ma" Jaisalmer, chính phủ kỳ vọng sẽ khuyến khích du lịch và thương mại tại những khu vực xa xôi của Ấn Độ.
Tuy nhiên, tham vọng của các quan chức địa phương đã chiến thắng lý trí và các sân bay đã được xây dựng tại những nơi mà người dân không có nhu cầu đi lại bằng máy bay.
Theo Reuters, trên thực tế, sân bay "ma" Jaisalmer là một trong 8 sân bay mà chính phủ Ấn Độ xây dựng từ năm 2009 với chi phí lên tới hơn 50 triệu USD và chưa từng đi vào hoạt động.
Một trong những lý do về việc Jaisalmer trở thành sân bay "ma" đó là các hãng hàng không không thể mở đường bay tới những khu vực kém phát triển. Thị trường trong nước Ấn Độ vô cùng cạnh tranh và để kiếm được lợi nhuận, các hãng hàng không phải mở đường bay tới những siêu đô thị trong nước.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu một hãng hàng không mở đường bay tới Jaisalmer thì nơi đây phải trở thành một trung tâm thương mại lớn như Delhi hay Mumbai.
Tuy nhiên, thực tế là các sân bay tại những thành phố như Delhi hay Mumbai vô cùng đông đúc và không gian quý giá ở đó sẽ được ưu tiên cho những điểm đến sinh lời hơn. Do vậy, những nơi ít dân cư như Jaisalmer sẽ không bao giờ được phục vụ.
Sân bay Jaisalmer chưa từng tiếp đón bất cứ hành khách nào như một lời nhắc nhở về việc lãng phí tiền bạc do yếu kém trong việc quy hoạch phát triển.
Cả sân bay không một bóng người, bụi bặm bao phủ khắp nơi.
Những hàng ghế dành cho hành khách ngồi nghỉ tại sân bay phủ bùi dày sau khi bị bỏ hoang.