1. Ở Sài Gòn có một tác phẩm điêu khắc mang lịch sử rất đặc biệt, đó là một tượng voi cổ nằm cạnh đền thờ các vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ.Theo các sử liệu, vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok. Tượng làm bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được chạm khắc rất tinh xảo và đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6m.Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc một thông điệp bằng bốn thứ tiếng Việt, Pháp, Thái, Anh. Phần tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này. Có thể coi bức tượng này là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.2. Nằm ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, lăng Quận Nghi có từ thời Hậu Lê, là nơi lưu giữ hai tượng voi đá cổ được coi là lớn nhất Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Nam Á.Nếu như ở các lăng mộ đá cổ cùng thời, voi đá thường được làm thành cặp giống hệt nhau, cặp voi của lăng Quận Nghi có sự khác biệt lớn về kích thước và kiểu dáng. Trong đó đá nằm ở phía phải có kích thước lớn hơn, tạo hình cũng chi tiết hơn.Tượng voi này có dáng quỳ, chiều cao 2,1m, kích thước gần tương đương một con voi thật. Toàn bộ bức tượng được làm từ một tảng đá nguyên khối khổng lồ, có thể đã được khai thác từ núi đá gần đó.Tượng voi đá bên trái có kích thước nhỏ hơn một chút, như thể hiện đây là một voi cái. Tạo hình của voi này có phần đơn giản hơn so với voi đối diện.3. Nằm ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo của người Chăm. Cặp voi này được đặt đối xứng nhau ở trung tâm thành cổ, gồm một voi lớn và một voi nhỏ.Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm. Tượng voi này được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm. Khi nhìn từ xa, bức tượng không khác gì một con voi thật.Bức tượng tạc từ một tảng đá nguyên khối rất lớn, được trau chuốt từng chi tiết nhỏ như nếp gấp của tai, hốc mắt... Cổ voi đeo vòng, ngà đã bị cụt, không rõ là chủ ý tạo hình của người xưa hay voi từng có ngà dài, nhưng đã bị cụt sau các thăng trầm lịch sử. Mắt voi được diễn tả rất có hồn.Đối diện với voi lớn là voi nhỏ, có chiều cao khoảng 1,7m. Con voi này được tạo hình với rất nhiều đồ trang sức trên mình, và dường như là voi cái. Theo các nhà nghiên cứu, hai voi đá cổ trong thành Đồ Bàn có dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn, niên đại thế kỷ 11-12.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Ở Sài Gòn có một tác phẩm điêu khắc mang lịch sử rất đặc biệt, đó là một tượng voi cổ nằm cạnh đền thờ các vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ.
Theo các sử liệu, vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok. Tượng làm bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được chạm khắc rất tinh xảo và đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6m.
Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc một thông điệp bằng bốn thứ tiếng Việt, Pháp, Thái, Anh. Phần tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".
Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này. Có thể coi bức tượng này là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
2. Nằm ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, lăng Quận Nghi có từ thời Hậu Lê, là nơi lưu giữ hai tượng voi đá cổ được coi là lớn nhất Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Nam Á.
Nếu như ở các lăng mộ đá cổ cùng thời, voi đá thường được làm thành cặp giống hệt nhau, cặp voi của lăng Quận Nghi có sự khác biệt lớn về kích thước và kiểu dáng. Trong đó đá nằm ở phía phải có kích thước lớn hơn, tạo hình cũng chi tiết hơn.
Tượng voi này có dáng quỳ, chiều cao 2,1m, kích thước gần tương đương một con voi thật. Toàn bộ bức tượng được làm từ một tảng đá nguyên khối khổng lồ, có thể đã được khai thác từ núi đá gần đó.
Tượng voi đá bên trái có kích thước nhỏ hơn một chút, như thể hiện đây là một voi cái. Tạo hình của voi này có phần đơn giản hơn so với voi đối diện.
3. Nằm ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo của người Chăm. Cặp voi này được đặt đối xứng nhau ở trung tâm thành cổ, gồm một voi lớn và một voi nhỏ.
Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm. Tượng voi này được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm. Khi nhìn từ xa, bức tượng không khác gì một con voi thật.
Bức tượng tạc từ một tảng đá nguyên khối rất lớn, được trau chuốt từng chi tiết nhỏ như nếp gấp của tai, hốc mắt... Cổ voi đeo vòng, ngà đã bị cụt, không rõ là chủ ý tạo hình của người xưa hay voi từng có ngà dài, nhưng đã bị cụt sau các thăng trầm lịch sử. Mắt voi được diễn tả rất có hồn.
Đối diện với voi lớn là voi nhỏ, có chiều cao khoảng 1,7m. Con voi này được tạo hình với rất nhiều đồ trang sức trên mình, và dường như là voi cái. Theo các nhà nghiên cứu, hai voi đá cổ trong thành Đồ Bàn có dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn, niên đại thế kỷ 11-12.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.