Trống lễ dabu-dabu khổng lồ của người Hồi giáo Philippines là một hiện vật rất độc đáo đang được trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.Chiếc trống này có nguồn gốc từ thánh đường Hồi giáo ở Tagaya, thuộc đảo Mindanao của Philippines, do một tín đồ giàu có thuê thợ làm và cúng dường vào thập niên 1960.Thuộc kiểu trống độc mộc, chiếc trống này có chiều cao 3,86m, đường kính 1,2m, được tạo từ một thân cây lớn.Hình dáng của trống khá kỳ lạ với thân thuôn dài và thắt lại ở gần đáy, không giống với các kiểu trống thường thấy trên thế giới.Việc chế tác trống rất kỳ công. Những người thợ đã phải khoét rỗng ruột trống và chạm khắc hoa văn trên toàn bề mặt thân trống.Cận cảnh hoa văn tinh xảo trên thân trống.Mặt trống được bịt bằng da trâu rừng.Trong thánh đường, trống lễ dabu-dabu được treo nằm ngang ở độ cao thích hợp và được đánh bằng hai dùi gỗ có đầu bọc vải.Trống thường được sử dụng vào các dịp quan trọng như mở đầu và kết thúc tháng thánh lễ Ramadan.Theo thông lệ, ban trị sự thánh đường mời người đàn ông có uy tín nhất vùng, thường là Sultan (thủ lĩnh địa phương) đánh trống để mời gọi các tín đồ đến thành đường sự lễ.Ngày nay, loại trống lễ độc đáo này đã bị thay thế bởi các phương tiện hiện đại.Một số hình ảnh khác về chiếc trống khổng lồ ở Bảo tàng Dân tộc học.
Trống lễ dabu-dabu khổng lồ của người Hồi giáo Philippines là một hiện vật rất độc đáo đang được trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chiếc trống này có nguồn gốc từ thánh đường Hồi giáo ở Tagaya, thuộc đảo Mindanao của Philippines, do một tín đồ giàu có thuê thợ làm và cúng dường vào thập niên 1960.
Thuộc kiểu trống độc mộc, chiếc trống này có chiều cao 3,86m, đường kính 1,2m, được tạo từ một thân cây lớn.
Hình dáng của trống khá kỳ lạ với thân thuôn dài và thắt lại ở gần đáy, không giống với các kiểu trống thường thấy trên thế giới.
Việc chế tác trống rất kỳ công. Những người thợ đã phải khoét rỗng ruột trống và chạm khắc hoa văn trên toàn bề mặt thân trống.
Cận cảnh hoa văn tinh xảo trên thân trống.
Mặt trống được bịt bằng da trâu rừng.
Trong thánh đường, trống lễ dabu-dabu được treo nằm ngang ở độ cao thích hợp và được đánh bằng hai dùi gỗ có đầu bọc vải.
Trống thường được sử dụng vào các dịp quan trọng như mở đầu và kết thúc tháng thánh lễ Ramadan.
Theo thông lệ, ban trị sự thánh đường mời người đàn ông có uy tín nhất vùng, thường là Sultan (thủ lĩnh địa phương) đánh trống để mời gọi các tín đồ đến thành đường sự lễ.
Ngày nay, loại trống lễ độc đáo này đã bị thay thế bởi các phương tiện hiện đại.
Một số hình ảnh khác về chiếc trống khổng lồ ở Bảo tàng Dân tộc học.