Đầu tháng 4 năm nay, Sotheby’s Hong Kong đã tổ chức đấu giá bộ kinh Phật Mahāprajñāpāramitā Sūtra bản tiếng Hoa do vua Tuyên Đức thời nhà Minh, Trung Quốc chế tác. Bộ kinh có tất cả 10 cuộn, làm bằng giấy Từ Thanh (giấy màu lam đậm) phết nhũ kim loại, mỗi trang dài 40,5 x 14,5 cm.Trước buổi đấu giá, Sotheby’s đã dự kiến mức giá sẽ đạt hơn 90 triệu HKD. Vì vậy, mức đấu giá khởi điểm của bộ kinh này là 65 triệu HKD. Nhưng không ngờ, số tiền thu được sau cùng lại lập nên kỷ lục thế giới: 238,9 triệu HKD (~ 694 tỷ đồng), trong đó bao gồm cả phí hoa hồng.Trước đó, bộ kinh từng thuộc sở hữu của giới quý tộc Kyoto vào năm 1917, qua tay nhiều chủ nhân người Mỹ và Thụy Sĩ. Tới năm 2014, bộ kinh mới “tái xuất” trong buổi triển lãm triều Minh của viện bảo tàng Anh quốc.Xưa kia, kinh Phật dùng để ghi chép Phật ngữ và những điều kinh điển trong giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh được truyền bá từ Ấn Độ tới Trung Nguyên, sau đó được sao chép và dịch sang ngôn ngữ bản địa. Hành động này được coi là thể hiện lòng thành, tích đức vô biên. Bởi vậy, các nguyên liệu dùng để chế tác kinh Phật được chú trọng kỹ lưỡng.Thời vua Tuyên Đức trị vì, nhà vua đã lệnh cho thánh tăng Huệ Tiến viết chữ vàng, chủ trì việc sao chép 4 bộ kinh lớn, trong đó có bộ Mahāprajñāpāramitā Sūtra.Đến giờ, bộ kinh còn lại 10 cuốn với chất lượng được bảo quản khá tốt. Ở Cố Cung, Bắc Kinh hiện cũng lưu giữ hai bộ “Đại Bảo Tích kinh” và “Đại Niết Bàn kinh” do vua Tuyên Đức chế tác.
Đầu tháng 4 năm nay, Sotheby’s Hong Kong đã tổ chức đấu giá bộ kinh Phật Mahāprajñāpāramitā Sūtra bản tiếng Hoa do vua Tuyên Đức thời nhà Minh, Trung Quốc chế tác. Bộ kinh có tất cả 10 cuộn, làm bằng giấy Từ Thanh (giấy màu lam đậm) phết nhũ kim loại, mỗi trang dài 40,5 x 14,5 cm.
Trước buổi đấu giá, Sotheby’s đã dự kiến mức giá sẽ đạt hơn 90 triệu HKD. Vì vậy, mức đấu giá khởi điểm của bộ kinh này là 65 triệu HKD. Nhưng không ngờ, số tiền thu được sau cùng lại lập nên kỷ lục thế giới: 238,9 triệu HKD (~ 694 tỷ đồng), trong đó bao gồm cả phí hoa hồng.
Trước đó, bộ kinh từng thuộc sở hữu của giới quý tộc Kyoto vào năm 1917, qua tay nhiều chủ nhân người Mỹ và Thụy Sĩ. Tới năm 2014, bộ kinh mới “tái xuất” trong buổi triển lãm triều Minh của viện bảo tàng Anh quốc.
Xưa kia, kinh Phật dùng để ghi chép Phật ngữ và những điều kinh điển trong giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh được truyền bá từ Ấn Độ tới Trung Nguyên, sau đó được sao chép và dịch sang ngôn ngữ bản địa. Hành động này được coi là thể hiện lòng thành, tích đức vô biên. Bởi vậy, các nguyên liệu dùng để chế tác kinh Phật được chú trọng kỹ lưỡng.
Thời vua Tuyên Đức trị vì, nhà vua đã lệnh cho thánh tăng Huệ Tiến viết chữ vàng, chủ trì việc sao chép 4 bộ kinh lớn, trong đó có bộ Mahāprajñāpāramitā Sūtra.
Đến giờ, bộ kinh còn lại 10 cuốn với chất lượng được bảo quản khá tốt. Ở Cố Cung, Bắc Kinh hiện cũng lưu giữ hai bộ “Đại Bảo Tích kinh” và “Đại Niết Bàn kinh” do vua Tuyên Đức chế tác.