Bộ xương một con cá cúi, còn gọi là bò biển hay dugon (Dugong dugon) được trưng bày tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Đây là một loài vật độc đáo sinh sống vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc của Việt Nam.Về mặt khoa học, cá cúi là một loài động vật có vú ăn thuộc bộ Bò biển hay bộ Hải ngưu (Sirenia) mà ngày nay chỉ còn bốn loài sinh tồn trên thế giới. Chúng chuyên ăn thực vật, sinh sống ở sông, đầm lầy, ven biển.Giống như các họ hàng trong bộ Bò biển, cá cúi có cơ thể hình tròn không có vây lưng hoặc chi sau. Các chi trước hoặc chân chèo có dạng mái chèo. Điểm khác biệt của chúng là có chiếc đuôi giống như đuôi cá heo.Hộp sọ và hàm răng cá cúi độc đáo. Mõm của chúng hếch hẳn xuống, là một sự thích nghi để kiếm ăn trong các quần thể cỏ biển mọc trên nền biển. Răng hàm của chúng đơn giản, không có cấu trúc phức tạp như các loài họ hàng.Chi trước của cá cúi có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi và cũng dùng để "bồng" con cho bú giống như người. Vì vậy mà thời xưa chúng được các thủy thủ gọi là "nàng tiên cá".Với cặp mắt rất nhỏ, cá cúi có thị lực hạn chế, nhưng thính giác nhạy bén trong ngưỡng âm thanh hẹp. Khứu giác của chúng cũng rất nhạy bén.Da cá cúi dày, sắc xám, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Bề mặt da được phủ một lớp lông ngắn thưa thớt, cho phép chúng cảm nhận môi trường xung quanh tốt hơn.Cá cúi trưởng thành có cơ thể dài quá 3 mét, nặng tới 400 kg. Con cái có xu hướng lớn hơn con đực. Cá thể lớn nhất ghi nhận được có chiều dài 4,06 mét và cân nặng lên đến 1016 kg, được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Saurashtra phía Tây Ấn Độ.Giống như các loài bò biển khác, cá cúi có xương sườn và các xương dài khác rắn một cách bất thường và chứa ít hoặc không có tủy xương. Những khúc xương nặng nề này là một trong những loại xương dày đặc nhất trong giới động vật.Cấu trúc xương đặc biệt như vậy có tác dụng như một két nước dằn tàu, giúp cá cúi luôn lơ lửng dưới mặt nước một chút.Trên thế giới, cá cúi phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận duyên nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, bao trùm 37 quốc gia. Eo biển Torres ở châu Úc là địa bàn tập trung đông đảo nhất, với hơn 10.000 con cá cúi sinh sống.Từ hàng ngàn năm qua, cá cúi đã bị săn bắt để lấy thịt và lấy mỡ. Đến thế kỷ 20, việc săn bắn quá mức đã khiến nhiều quần thể cá cúi bị đẩy vào tình thế nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có các quần thể ở Việt Nam.Mặc dù đã được luật pháp của nhiều quốc gia bảo vệ, ngày nay các "nàng tiên cá" vẫn phải đối diện với nguy cơ suy giảm số lượng do mắc vào lưới đánh cá, chết do va chạm với tàu thuyền, ô nhiễm môi trường, nạn săn bắt trái phép... Trong Sách Đỏ UICN, chúng được xếp vào diện Sắp nguy cấp.Bức tranh nàng tiên cá được đặt phía trên bộ xương cá cúi ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài vật này được xếp vào diện Rất nguy cấp.Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.
Bộ xương một con cá cúi, còn gọi là bò biển hay dugon (Dugong dugon) được trưng bày tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Đây là một loài vật độc đáo sinh sống vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc của Việt Nam.
Về mặt khoa học, cá cúi là một loài động vật có vú ăn thuộc bộ Bò biển hay bộ Hải ngưu (Sirenia) mà ngày nay chỉ còn bốn loài sinh tồn trên thế giới. Chúng chuyên ăn thực vật, sinh sống ở sông, đầm lầy, ven biển.
Giống như các họ hàng trong bộ Bò biển, cá cúi có cơ thể hình tròn không có vây lưng hoặc chi sau. Các chi trước hoặc chân chèo có dạng mái chèo. Điểm khác biệt của chúng là có chiếc đuôi giống như đuôi cá heo.
Hộp sọ và hàm răng cá cúi độc đáo. Mõm của chúng hếch hẳn xuống, là một sự thích nghi để kiếm ăn trong các quần thể cỏ biển mọc trên nền biển. Răng hàm của chúng đơn giản, không có cấu trúc phức tạp như các loài họ hàng.
Chi trước của cá cúi có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi và cũng dùng để "bồng" con cho bú giống như người. Vì vậy mà thời xưa chúng được các thủy thủ gọi là "nàng tiên cá".
Với cặp mắt rất nhỏ, cá cúi có thị lực hạn chế, nhưng thính giác nhạy bén trong ngưỡng âm thanh hẹp. Khứu giác của chúng cũng rất nhạy bén.
Da cá cúi dày, sắc xám, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Bề mặt da được phủ một lớp lông ngắn thưa thớt, cho phép chúng cảm nhận môi trường xung quanh tốt hơn.
Cá cúi trưởng thành có cơ thể dài quá 3 mét, nặng tới 400 kg. Con cái có xu hướng lớn hơn con đực. Cá thể lớn nhất ghi nhận được có chiều dài 4,06 mét và cân nặng lên đến 1016 kg, được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Saurashtra phía Tây Ấn Độ.
Giống như các loài bò biển khác, cá cúi có xương sườn và các xương dài khác rắn một cách bất thường và chứa ít hoặc không có tủy xương. Những khúc xương nặng nề này là một trong những loại xương dày đặc nhất trong giới động vật.
Cấu trúc xương đặc biệt như vậy có tác dụng như một két nước dằn tàu, giúp cá cúi luôn lơ lửng dưới mặt nước một chút.
Trên thế giới, cá cúi phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận duyên nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, bao trùm 37 quốc gia. Eo biển Torres ở châu Úc là địa bàn tập trung đông đảo nhất, với hơn 10.000 con cá cúi sinh sống.
Từ hàng ngàn năm qua, cá cúi đã bị săn bắt để lấy thịt và lấy mỡ. Đến thế kỷ 20, việc săn bắn quá mức đã khiến nhiều quần thể cá cúi bị đẩy vào tình thế nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có các quần thể ở Việt Nam.
Mặc dù đã được luật pháp của nhiều quốc gia bảo vệ, ngày nay các "nàng tiên cá" vẫn phải đối diện với nguy cơ suy giảm số lượng do mắc vào lưới đánh cá, chết do va chạm với tàu thuyền, ô nhiễm môi trường, nạn săn bắt trái phép... Trong Sách Đỏ UICN, chúng được xếp vào diện Sắp nguy cấp.
Bức tranh nàng tiên cá được đặt phía trên bộ xương cá cúi ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài vật này được xếp vào diện Rất nguy cấp.
Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.