1. Cửa Nam của thành nhà Hồ được coi là công trình mang tính biểu tượng cho Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Đây là cổng chính, lớn nhất trong bốn cổng của tòa thành có từ đầu thế kỷ 13.Công trình dài 33,8 mét, cao 9,5 mét, rộng 15,17 mét, có ba cửa được xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó vòm cửa giữa được xây rộng và cao hơn so với hai vòm cửa ở hai bên.Các phiến đá dùng để xây cổng có kích thước lớn, có phiến dài tới 7 mét, cao 1,5 mét, nặng chừng 15 tấn. Việc xây dựng được cổng thành đá bề thế như vậy là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật xây dựng thời nhà Hồ.Phía trên cổng từng có lầu son gác tía, có chức năng tương tự như cửa Ngọ Môn của kinh thành Huế, là nơi nhà vua ngự mỗi khi có những nghi lễ trọng đại. Do sự biến thiên của lịch sử mà phần lầu này không còn nữa.2. Là cổng thành chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt trong Di sản văn hóa thế giới quần thể di tích Cố đô Huế. Công trình được xây năm 1833, khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ (hướng Nam), hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” theo quan niệm xưa. Phần dưới Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi.Lối chính giữa Ngọ Môn chỉ dành cho vua, các lối kia dành cho cận thần, binh lính, voi ngựa... Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các lễ nghi của triều đình.Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tại nơi đây vào ngày 30//8/1945, vua Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.3. Đoan Môn là cổng chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành Thăng Long xưa. Đây là công trình bề thế nhất trong quần thể các di tích thuộc Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.Được xây dựng vào thời Lê và tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn có 5 cổng kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, các cửa còn dành cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành tuổi đời nhiều thế kỷ của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình.Phía sau Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2 m2 để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay hố này được để lộ thiên cho du khách tham quan.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Cửa Nam của thành nhà Hồ được coi là công trình mang tính biểu tượng cho Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Đây là cổng chính, lớn nhất trong bốn cổng của tòa thành có từ đầu thế kỷ 13.
Công trình dài 33,8 mét, cao 9,5 mét, rộng 15,17 mét, có ba cửa được xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó vòm cửa giữa được xây rộng và cao hơn so với hai vòm cửa ở hai bên.
Các phiến đá dùng để xây cổng có kích thước lớn, có phiến dài tới 7 mét, cao 1,5 mét, nặng chừng 15 tấn. Việc xây dựng được cổng thành đá bề thế như vậy là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật xây dựng thời nhà Hồ.
Phía trên cổng từng có lầu son gác tía, có chức năng tương tự như cửa Ngọ Môn của kinh thành Huế, là nơi nhà vua ngự mỗi khi có những nghi lễ trọng đại. Do sự biến thiên của lịch sử mà phần lầu này không còn nữa.
2. Là cổng thành chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt trong Di sản văn hóa thế giới quần thể di tích Cố đô Huế. Công trình được xây năm 1833, khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ (hướng Nam), hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” theo quan niệm xưa. Phần dưới Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi.
Lối chính giữa Ngọ Môn chỉ dành cho vua, các lối kia dành cho cận thần, binh lính, voi ngựa... Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các lễ nghi của triều đình.
Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tại nơi đây vào ngày 30//8/1945, vua Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3. Đoan Môn là cổng chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành Thăng Long xưa. Đây là công trình bề thế nhất trong quần thể các di tích thuộc Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Được xây dựng vào thời Lê và tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn có 5 cổng kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, các cửa còn dành cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.
Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành tuổi đời nhiều thế kỷ của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình.
Phía sau Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2 m2 để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay hố này được để lộ thiên cho du khách tham quan.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.