Ngao Bái (1610 - 1669) là một vị tướng người Mãn Châu của nhà Thanh và cũng là một trong 4 đại thần nhiếp chính vào thời kỳ đầu hoàng đế Khang Hy trị vì đất nước. Tuy nhiên, lợi dụng quyền lực, Ngao Bái kết bè kéo cánh gây ra nhiều "sóng gió" trong triều đình cũng như phạm nhiều tội nghiêm trọng.Theo đó, vào năm 1669, vua Khang Hy đã lên kế hoạch để bắt gian thần Ngao Bái. Sau đó, nhà vua công khai 30 tội trạng của gian thần này trước văn võ bá quan. Phạm nhiều trọng tội như vậy nhưng vua Khang Hy chỉ phạt tù Ngao Bái thay vì ban tội chết cho gian thần này cũng như tru di gia tộc của y.Thậm chí, sau khi Ngao Bái "rớt đài", một số thành viên trong gia tộc của y vẫn làm quan trong triều, được phong thưởng, thăng quan, tiến chức. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao vua Khang Hy không trừng phạt nặng Ngao Bái.Sự thật được hé lộ khi bức mật thư do Ngao Bái viết được công bố vào 350 năm sau. Ngao Bái là vị tướng dưới 3 triều vua nhà Thanh. Trong đó, ông bắt đầu cống hiến cho nhà Thanh kể từ thời Hoàng Thái Cực.Khi Hoàng Thái Cực lâm bệnh qua đời, em trai ông là Đa Nhĩ Cổn đã tham gia vào việc tranh đoạt ngôi vua. Vào thời điểm đó, Ngao Bái nắm trong tay trọng binh đã cùng Sách Ni và những quần thần khác thề chết ủng hộ con trưởng của Hoàng Thái Cực đăng cơ kế vị cha. Vậy nên, kế hoạch của Đa Nhĩ Cổn thất bại.Để có thể khiến Đa Nhĩ Cổn thất bại trong cuộc chiến tranh đoạt ngai vàng, Ngao Bái đã dùng tính mạng, tài sản và danh tiếng để đánh cược. Ông đã viết một bức mật thư nhằm lôi kéo các nguyên lão Bát Kỳ ủng hộ việc đưa con trưởng của Hoàng Thái Cực lên ngôi vua.Trong bức mật thư đó có đoạn: "Ta đời này ăn cơm của Tiên đế cho, mặc y phục của Tiên đế cấp, xin lấy tính mạng để thề bảo vệ con trai của Ngài, nếu không lập con trai Tiên đế kế vị, ta nguyện lấy cái chết để tạ tội".Dù vậy, cuối cùng, con trai trưởng của Hoàng Thái Cực là Hạo Cách không thể trở thành hoàng đế. Thay vào đó, cha của Vua Khang Hi là Thuận Trị - con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực đăng cơ kế vị ngai vàng. Nếu không có Ngao Bái phò tá, hết mực trung thành với Hoàng Thái Cực và sau đó là hoàng đế Thuận Trị và Khang Hy thì mọi chuyện có thể sẽ không diễn ra như những gì lịch sử đã ghi nhận.Sau khi bị vua Khang Hy bắt và tống giam vào ngục, Ngao Bái biết rõ bản thân phạm nhiều trọng tội nên cầu xin được gặp nhà vua với hy vọng sẽ được giảm án. Khi hoàng đế Khang Hy tới gặp, Ngao Bái kể về những vết thương trên cơ thể do nhiều năm xông pha trên chiến trường để lại. Những vết thương này chính là bằng chứng cho thấy ông đã tận lực phò tá Hoàng Thái Cực và con cháu của ông.Vua Khang Hy cũng biết Ngao Bái từng là vị tướng có tài, có những công lao to lớn đối với nhà Thanh nhưng rồi bị quyền lực che mờ mắt, làm ra nhiều tội trạng. Do vậy, sau khi suy xét kỹ, ông quyết định tha tội chết cho Ngao Bái nên chỉ tống giam y vào ngục và không tru di gia tộc của y. Cuối cùng, gian thần này chết trong ngục vì bạo bệnh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Ngao Bái (1610 - 1669) là một vị tướng người Mãn Châu của nhà Thanh và cũng là một trong 4 đại thần nhiếp chính vào thời kỳ đầu hoàng đế Khang Hy trị vì đất nước. Tuy nhiên, lợi dụng quyền lực, Ngao Bái kết bè kéo cánh gây ra nhiều "sóng gió" trong triều đình cũng như phạm nhiều tội nghiêm trọng.
Theo đó, vào năm 1669, vua Khang Hy đã lên kế hoạch để bắt gian thần Ngao Bái. Sau đó, nhà vua công khai 30 tội trạng của gian thần này trước văn võ bá quan. Phạm nhiều trọng tội như vậy nhưng vua Khang Hy chỉ phạt tù Ngao Bái thay vì ban tội chết cho gian thần này cũng như tru di gia tộc của y.
Thậm chí, sau khi Ngao Bái "rớt đài", một số thành viên trong gia tộc của y vẫn làm quan trong triều, được phong thưởng, thăng quan, tiến chức. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao vua Khang Hy không trừng phạt nặng Ngao Bái.
Sự thật được hé lộ khi bức mật thư do Ngao Bái viết được công bố vào 350 năm sau. Ngao Bái là vị tướng dưới 3 triều vua nhà Thanh. Trong đó, ông bắt đầu cống hiến cho nhà Thanh kể từ thời Hoàng Thái Cực.
Khi Hoàng Thái Cực lâm bệnh qua đời, em trai ông là Đa Nhĩ Cổn đã tham gia vào việc tranh đoạt ngôi vua. Vào thời điểm đó, Ngao Bái nắm trong tay trọng binh đã cùng Sách Ni và những quần thần khác thề chết ủng hộ con trưởng của Hoàng Thái Cực đăng cơ kế vị cha. Vậy nên, kế hoạch của Đa Nhĩ Cổn thất bại.
Để có thể khiến Đa Nhĩ Cổn thất bại trong cuộc chiến tranh đoạt ngai vàng, Ngao Bái đã dùng tính mạng, tài sản và danh tiếng để đánh cược. Ông đã viết một bức mật thư nhằm lôi kéo các nguyên lão Bát Kỳ ủng hộ việc đưa con trưởng của Hoàng Thái Cực lên ngôi vua.
Trong bức mật thư đó có đoạn: "Ta đời này ăn cơm của Tiên đế cho, mặc y phục của Tiên đế cấp, xin lấy tính mạng để thề bảo vệ con trai của Ngài, nếu không lập con trai Tiên đế kế vị, ta nguyện lấy cái chết để tạ tội".
Dù vậy, cuối cùng, con trai trưởng của Hoàng Thái Cực là Hạo Cách không thể trở thành hoàng đế. Thay vào đó, cha của Vua Khang Hi là Thuận Trị - con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực đăng cơ kế vị ngai vàng. Nếu không có Ngao Bái phò tá, hết mực trung thành với Hoàng Thái Cực và sau đó là hoàng đế Thuận Trị và Khang Hy thì mọi chuyện có thể sẽ không diễn ra như những gì lịch sử đã ghi nhận.
Sau khi bị vua Khang Hy bắt và tống giam vào ngục, Ngao Bái biết rõ bản thân phạm nhiều trọng tội nên cầu xin được gặp nhà vua với hy vọng sẽ được giảm án. Khi hoàng đế Khang Hy tới gặp, Ngao Bái kể về những vết thương trên cơ thể do nhiều năm xông pha trên chiến trường để lại. Những vết thương này chính là bằng chứng cho thấy ông đã tận lực phò tá Hoàng Thái Cực và con cháu của ông.
Vua Khang Hy cũng biết Ngao Bái từng là vị tướng có tài, có những công lao to lớn đối với nhà Thanh nhưng rồi bị quyền lực che mờ mắt, làm ra nhiều tội trạng. Do vậy, sau khi suy xét kỹ, ông quyết định tha tội chết cho Ngao Bái nên chỉ tống giam y vào ngục và không tru di gia tộc của y. Cuối cùng, gian thần này chết trong ngục vì bạo bệnh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.