Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã giải mã được nhiều bí ẩn về cuộc sống của pharaoh Ai Cập và nhiều tầng lớp xã hội khác.Trong số này, nhiều người bất ngờ khi biết được pharaoh Ai Cập không những sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản như các mỏ vàng, bạc cùng các kim loại quý hiếm, đá quý... mà còn đánh thuế nhiều lĩnh vực.Theo đó, người dân Ai Cập thời cổ đại phải nộp thuế cho pharaoh. Nguồn thu từ thuế giúp gia tăng đáng kể khối tài sản của người đứng đầu Ai Cập.Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên, ngay sau khi Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập được pharaoh Narmer thống nhất thành một vương quốc, hệ thống thuế được ban hành.Các pharaoh Ai Cập coi trọng việc đánh thuế. Vì vậy, họ cử người đi khắp đất nước để đánh giá tài sản của người dân để đánh thuế các lĩnh vực như dầu, bia, gốm sứ, gia súc, gia cầm, cây trồng...Trong thời Cổ Vương quốc Ai Cập, pharaoh Ai Cập thường thu được khoản tiền cực lớn từ việc người dân nộp thuế. Với số tiền thu được, nhà vua chủ yếu dùng để xây dựng những công trình, kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp, đền thờ, cung điện... hay chi tiêu cho các thói quen tiêu dùng xa hoa, đắt đỏ của bản thân và hoàng tộc.Đến thời Tân Vương quốc Ai Cập (khoảng năm 1539 trước Công nguyên - 1075 trước Công nguyên), pharaoh Ai Cập nghĩ ra nhiều cách để đánh thuế người dân hơn.Trong số này, giới cầm quyền đánh thuế dựa trên những gì người dân làm ra, ngay trước khi những sản phẩm đó được đem bán ra thị trường.Để đánh thuế theo cách trên, pharaoh Ai Cập phát minh ra thiết bị gọi là nilometer. Thiết bị này được dùng để đo mực nước sông Nile trong các trận lũ hàng năm.Nếu mực nước thấp thì nhà vua Ai Cập sẽ tính thuế ít vì đó là dấu hiệu của hạn hán và mùa màng thất thu. Ngược lại, nếu mực nước sông Nile dâng cao thì đây là điềm báo hiệu mùa màng bội thu. Khi đó, người dân Ai Cập sẽ phải đóng thuế nhiều hơn.Mời độc giả xem video: Hé lộ vẻ “đẹp trai” của Pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.
Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã giải mã được nhiều bí ẩn về cuộc sống của pharaoh Ai Cập và nhiều tầng lớp xã hội khác.
Trong số này, nhiều người bất ngờ khi biết được pharaoh Ai Cập không những sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản như các mỏ vàng, bạc cùng các kim loại quý hiếm, đá quý... mà còn đánh thuế nhiều lĩnh vực.
Theo đó, người dân Ai Cập thời cổ đại phải nộp thuế cho pharaoh. Nguồn thu từ thuế giúp gia tăng đáng kể khối tài sản của người đứng đầu Ai Cập.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên, ngay sau khi Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập được pharaoh Narmer thống nhất thành một vương quốc, hệ thống thuế được ban hành.
Các pharaoh Ai Cập coi trọng việc đánh thuế. Vì vậy, họ cử người đi khắp đất nước để đánh giá tài sản của người dân để đánh thuế các lĩnh vực như dầu, bia, gốm sứ, gia súc, gia cầm, cây trồng...
Trong thời Cổ Vương quốc Ai Cập, pharaoh Ai Cập thường thu được khoản tiền cực lớn từ việc người dân nộp thuế. Với số tiền thu được, nhà vua chủ yếu dùng để xây dựng những công trình, kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp, đền thờ, cung điện... hay chi tiêu cho các thói quen tiêu dùng xa hoa, đắt đỏ của bản thân và hoàng tộc.
Đến thời Tân Vương quốc Ai Cập (khoảng năm 1539 trước Công nguyên - 1075 trước Công nguyên), pharaoh Ai Cập nghĩ ra nhiều cách để đánh thuế người dân hơn.
Trong số này, giới cầm quyền đánh thuế dựa trên những gì người dân làm ra, ngay trước khi những sản phẩm đó được đem bán ra thị trường.
Để đánh thuế theo cách trên, pharaoh Ai Cập phát minh ra thiết bị gọi là nilometer. Thiết bị này được dùng để đo mực nước sông Nile trong các trận lũ hàng năm.
Nếu mực nước thấp thì nhà vua Ai Cập sẽ tính thuế ít vì đó là dấu hiệu của hạn hán và mùa màng thất thu. Ngược lại, nếu mực nước sông Nile dâng cao thì đây là điềm báo hiệu mùa màng bội thu. Khi đó, người dân Ai Cập sẽ phải đóng thuế nhiều hơn.
Mời độc giả xem video: Hé lộ vẻ “đẹp trai” của Pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.