Vào ngày 30/10, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin cụ thể về đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông" vừa được xây dựng để trình UBND TP Hà Nội xem xét. Nếu đề án được HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp cuối năm 2021 thì dự kiến trong năm 2024 sẽ triển khai thu phí xe vào khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội.Hiện đề án thu phí xe vào nội đô nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Khi tìm hiểu về vấn đề này, thu phí xe vào nội đô không phải là điều mới lạ. Một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương án này từ nhiều năm trước và được đánh giá cao.Điển hình là Singapore. Quốc đảo sư tử này là nước tiên phong trong việc triển khai thu phí vào nội đô. Cụ thể, vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Singapore đối mặt với tình trạng tắc đường nghiêm trọng do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế.Xuất phát từ tình hình trên, năm 1975, Singapore cho vận hành hệ thống đăng ký vào nội đô - Area Licensing System (ALS) đi vào hoạt động. Theo quy định, người tham gia giao thông phải mua vé tại các trạm thu phí thủ công ở các lối vào khu trung tâm thương mại. Nhờ hệ thống này, lượng ôtô vào trung tâm giảm 45%, các vụ tai nạn giảm 25%.Đến năm 1998, chính phủ Singapore chuyển sang sử dụng hệ thống thu phí đường bộ công nghệ cao gọi tắt là ERP (Electronic Road Pricing). Khi triển khai hệ thống này, người sở hữu ôtô cần lắp đặt thiết bị thu phí (IU) trên phương tiện và nạp tiền trước.Khi ô tô đi qua hệ thống ERP, số tiền mà chủ xe phải trả sẽ được trừ tự động sau 10 giây. Phí ERP thay đổi phụ thuộc vào mật độ, loại xe, thời gian và địa điểm giao thông. Do đó, mức thu phí dao động trong khoảng 0,35 - 2,8 USD.Tại các trạm ERP, hệ thống camera của Singapore theo dõi lưu lượng hoạt động của các phương tiện, lưu lại biển số xe và giám sát việc các xe có gắn thiết bị thu phí hay không. Trong trường hợp lái xe không trả phí vào nội đô thì trung tâm kiểm soát sẽ tiến hành “phạt nguội”. Khi ấy, lái xe sẽ nhận được thông báo về khoản phạt. Nếu nộp phạt chậm thì số tiền sẽ ngày càng tăng và người vi phạm có thể bị phạt tù.Nhờ hệ thống ERP, mật độ giao thông giảm 20%. Giải pháp này còn thúc đấy 65% người dân Singapore lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng vì chi phí rẻ, tiện lợi hơn. Nhờ vậy, lượng khí thải CO2 và bụi giảm đáng kể, giúp cải thiện môi trường xanh - sạch - đẹp hơn.Tương tự như Singapore, Vương quốc Anh cũng thực hiện thu phí xe vào nội đô kể từ tháng 2/2003. Mỗi tài xế khi di chuyển vào trung tâm London phải trả 16 USD/ngày, áp dụng cho khung giờ từ 6 - 19h các ngày trong tuần, trừ thứ 7 và Chủ nhật. Những phương tiện được miễn phí hoặc giảm phí gồm: xe của người dân sống trong khu vực thu phí (giảm 90%), xe bus, taxi, xe cấp cứu, xe máy được miễn.Kể từ tháng 6/2020, mức phí vào nội đô tăng lên 20 USD, áp dụng từ 7 - 22h tất cả các ngày, trừ ngày lễ. Việc thay đổi mức phí và thời gian áp dụng được chính quyền London đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và lưu lượng giao thông ngày càng tăng ở thủ đô.Thành phố Stockholm của Thụy Điển tiến hành thu phí vào nội đô với các mức phí khác nhau kể từ năm 2007. Theo đó, lái xe phải trả mức phí vào nội đô dao động trong khoảng 15 - 35 kronor Thụy Điển (khoảng 39.000 - 93.000) vào mùa thấp điểm.Mức phí vào nội đô tăng lên đến 45 kronor Thụy Điển (120.000 VNĐ) khi lái xe di chuyển trong giờ cao điểm, mùa cao điểm. Lái xe thanh toán tại các ki-ốt đóng ở lối vào và lối ra của khu vực thu phí. Nhờ giải pháp này, tình trạng tắc đường, chất lượng không khí ở thành phố Stockholm được cải thiện rõ rệt. Mời độc giả xem video: 80% người vi phạm giao thông không đóng phạt nguội. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 30/10, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin cụ thể về đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông" vừa được xây dựng để trình UBND TP Hà Nội xem xét. Nếu đề án được HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp cuối năm 2021 thì dự kiến trong năm 2024 sẽ triển khai thu phí xe vào khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội.
Hiện đề án thu phí xe vào nội đô nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Khi tìm hiểu về vấn đề này, thu phí xe vào nội đô không phải là điều mới lạ. Một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương án này từ nhiều năm trước và được đánh giá cao.
Điển hình là Singapore. Quốc đảo sư tử này là nước tiên phong trong việc triển khai thu phí vào nội đô. Cụ thể, vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Singapore đối mặt với tình trạng tắc đường nghiêm trọng do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế.
Xuất phát từ tình hình trên, năm 1975, Singapore cho vận hành hệ thống đăng ký vào nội đô - Area Licensing System (ALS) đi vào hoạt động. Theo quy định, người tham gia giao thông phải mua vé tại các trạm thu phí thủ công ở các lối vào khu trung tâm thương mại. Nhờ hệ thống này, lượng ôtô vào trung tâm giảm 45%, các vụ tai nạn giảm 25%.
Đến năm 1998, chính phủ Singapore chuyển sang sử dụng hệ thống thu phí đường bộ công nghệ cao gọi tắt là ERP (Electronic Road Pricing). Khi triển khai hệ thống này, người sở hữu ôtô cần lắp đặt thiết bị thu phí (IU) trên phương tiện và nạp tiền trước.
Khi ô tô đi qua hệ thống ERP, số tiền mà chủ xe phải trả sẽ được trừ tự động sau 10 giây. Phí ERP thay đổi phụ thuộc vào mật độ, loại xe, thời gian và địa điểm giao thông. Do đó, mức thu phí dao động trong khoảng 0,35 - 2,8 USD.
Tại các trạm ERP, hệ thống camera của Singapore theo dõi lưu lượng hoạt động của các phương tiện, lưu lại biển số xe và giám sát việc các xe có gắn thiết bị thu phí hay không. Trong trường hợp lái xe không trả phí vào nội đô thì trung tâm kiểm soát sẽ tiến hành “phạt nguội”. Khi ấy, lái xe sẽ nhận được thông báo về khoản phạt. Nếu nộp phạt chậm thì số tiền sẽ ngày càng tăng và người vi phạm có thể bị phạt tù.
Nhờ hệ thống ERP, mật độ giao thông giảm 20%. Giải pháp này còn thúc đấy 65% người dân Singapore lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng vì chi phí rẻ, tiện lợi hơn. Nhờ vậy, lượng khí thải CO2 và bụi giảm đáng kể, giúp cải thiện môi trường xanh - sạch - đẹp hơn.
Tương tự như Singapore, Vương quốc Anh cũng thực hiện thu phí xe vào nội đô kể từ tháng 2/2003. Mỗi tài xế khi di chuyển vào trung tâm London phải trả 16 USD/ngày, áp dụng cho khung giờ từ 6 - 19h các ngày trong tuần, trừ thứ 7 và Chủ nhật. Những phương tiện được miễn phí hoặc giảm phí gồm: xe của người dân sống trong khu vực thu phí (giảm 90%), xe bus, taxi, xe cấp cứu, xe máy được miễn.
Kể từ tháng 6/2020, mức phí vào nội đô tăng lên 20 USD, áp dụng từ 7 - 22h tất cả các ngày, trừ ngày lễ. Việc thay đổi mức phí và thời gian áp dụng được chính quyền London đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và lưu lượng giao thông ngày càng tăng ở thủ đô.
Thành phố Stockholm của Thụy Điển tiến hành thu phí vào nội đô với các mức phí khác nhau kể từ năm 2007. Theo đó, lái xe phải trả mức phí vào nội đô dao động trong khoảng 15 - 35 kronor Thụy Điển (khoảng 39.000 - 93.000) vào mùa thấp điểm.
Mức phí vào nội đô tăng lên đến 45 kronor Thụy Điển (120.000 VNĐ) khi lái xe di chuyển trong giờ cao điểm, mùa cao điểm. Lái xe thanh toán tại các ki-ốt đóng ở lối vào và lối ra của khu vực thu phí. Nhờ giải pháp này, tình trạng tắc đường, chất lượng không khí ở thành phố Stockholm được cải thiện rõ rệt.
Mời độc giả xem video: 80% người vi phạm giao thông không đóng phạt nguội. Nguồn: VTV24.