Giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, thủ đô London, Anh cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc giao thông, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Để ứng phó với tình huống này, chính quyền London đã có giải pháp quản lý phương tiện cá nhân, chống tắc đường bằng cách thu phí ùn tắc.Cụ thể, vào năm 2003, trong bối cảnh số lượng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô ngày càng tăng trong khi diện tích dành cho đường xá không mở rộng tương xứng, chính quyền London đã đưa ra giải pháp thu phí chống ùn tắc.Theo đó, các phương tiện phải đóng mức phí 5 bảng Anh/ngày khi lái xe qua thủ đô London từ 7h00 - 18h30 các ngày trong tuần, trừ dịp lễ, Tết.Đến tháng 2/2007, phí chống ùn tắc được tăng lên đến 8 bảng Anh/ngày và số giờ thu phí đã giảm nửa giờ, từ 7h00 - 18h00 các ngày trong tuần.Hiện nay, các tài xế phải trả 11,5 bảng Anh (khoảng 322.000 đồng) mỗi ngày để đi vào trong khu vực thu phí của London từ 7h - 18h, từ thứ Hai đến thứ Sáu.Chính quyền London cũng áp dụng một loại thẻ đặc biệt đối với các phương tiện gọi là "Thẻ Lưu thông ngày cao điểm". Loại thẻ này cho phép các phương tiện lưu thông tất cả các giờ trong ngày hôm đó.Ngược lại, đối với "Thẻ Lưu thông ngày thấp điểm", nó có giá rẻ hơn 20 - 50% so với "Thẻ Lưu thông ngày cao điểm". Tuy nhiên, loại thẻ này chỉ cho phép các phương tiện di chuyển qua London sau 9h30 sáng và cuối tuần.Đối với những người sống tại khu vực nội đô hoặc người khuyết tật, họ sẽ được giảm 90-100% tiền phí. Xe cứu thương, xe chữa cháy, xe cảnh sát, xe bus không áp dụng quy định thu phí ùn tắc.Song song với giải pháp thu phí chống tắc đường, chính quyền London phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi bộ và đạp xe nhiều hơn tới các địa điểm gần, quen thuộc như trường học, công sở, nhà ga thay vì lái ôtô như trước. Vì vậy, Anh đã đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng hạ tầng dành cho người đi xe đạp và đi bộ.Những giải pháp này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng giao thông ở London, từ đó giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do tắc đường.
Giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, thủ đô London, Anh cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc giao thông, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Để ứng phó với tình huống này, chính quyền London đã có giải pháp quản lý phương tiện cá nhân, chống tắc đường bằng cách thu phí ùn tắc.
Cụ thể, vào năm 2003, trong bối cảnh số lượng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô ngày càng tăng trong khi diện tích dành cho đường xá không mở rộng tương xứng, chính quyền London đã đưa ra giải pháp thu phí chống ùn tắc.
Theo đó, các phương tiện phải đóng mức phí 5 bảng Anh/ngày khi lái xe qua thủ đô London từ 7h00 - 18h30 các ngày trong tuần, trừ dịp lễ, Tết.
Đến tháng 2/2007, phí chống ùn tắc được tăng lên đến 8 bảng Anh/ngày và số giờ thu phí đã giảm nửa giờ, từ 7h00 - 18h00 các ngày trong tuần.
Hiện nay, các tài xế phải trả 11,5 bảng Anh (khoảng 322.000 đồng) mỗi ngày để đi vào trong khu vực thu phí của London từ 7h - 18h, từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Chính quyền London cũng áp dụng một loại thẻ đặc biệt đối với các phương tiện gọi là "Thẻ Lưu thông ngày cao điểm". Loại thẻ này cho phép các phương tiện lưu thông tất cả các giờ trong ngày hôm đó.
Ngược lại, đối với "Thẻ Lưu thông ngày thấp điểm", nó có giá rẻ hơn 20 - 50% so với "Thẻ Lưu thông ngày cao điểm". Tuy nhiên, loại thẻ này chỉ cho phép các phương tiện di chuyển qua London sau 9h30 sáng và cuối tuần.
Đối với những người sống tại khu vực nội đô hoặc người khuyết tật, họ sẽ được giảm 90-100% tiền phí. Xe cứu thương, xe chữa cháy, xe cảnh sát, xe bus không áp dụng quy định thu phí ùn tắc.
Song song với giải pháp thu phí chống tắc đường, chính quyền London phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi bộ và đạp xe nhiều hơn tới các địa điểm gần, quen thuộc như trường học, công sở, nhà ga thay vì lái ôtô như trước. Vì vậy, Anh đã đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng hạ tầng dành cho người đi xe đạp và đi bộ.
Những giải pháp này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng giao thông ở London, từ đó giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do tắc đường.